5 bài tập yoga tốt cho người bị tim mạch

Yoga là một liệu pháp giúp cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch, là một liệu pháp an toàn, hiệu quả, yoga có tác dụng giảm stress, kiểm soát cân năng, cholesterol, kiểm soát huyết áp,... các yêu tố gây nguy cơ tim mạch. Việc tập luyện yoga giúp người tập cải thiện sức bền của tim, nâng cao sức dẻo dai và chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Hương Anh Yoga tham khảo 5 bài tập Yoga tốt nhất cho sức khỏe tim mạch nhé!

5 BÀI TẬP YOGA TỐT NHẤT CHO NGƯỜI BỊ TIM MẠCH

1. Tư thế cây cầu

Tác dụng: Thực hiện mỗi ngày sẽ giúp bạn thoát khỏi bệnh tăng huyết áp, bởi nó mang lại sự cân bằng huyết áp, làm giảm áp lực của máu lên thành mạch, cho phép máu chảy về tim dễ dàng hơn và giảm gánh nặng cho tim.

Cách thực hiện:

  • Nằm trên sàn, đầu gối co, bàn chân đặt chắc chắn trên mặt sàn như ở tư thế ngồi.
  • Thở ra, dùng bàn chân và cánh tay làm điểm tựa để nâng hông lên cho đến khi bắp đùi song song với mặt sàn.
  • Giữ nguyên tư thế trong một phút. Nếu cảm thấy động tác quá khó, bạn có thể kê thêm gối chống dưới xương cụt.

2. Tư thế nghiêng 1 bên Utthita Parsvakonasana

Tác dụng: Với tư thế nghiêng một bên, các cơ quan nội tạng sẽ ảm nhận lực ép nhẹ từ bên ngoài, do đó kích thích quá trình đào thải độc tố, bảo vệ hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng, hai chân chụm gần nhau, gập đầu gối, và giữ ở tư thế ngồi xổm. Vòng tay phải qua đùi trái sao cho lòng bàn tay phải chạm xuống phần thảm bên cạnh chân trái.
  • Vươn tay trái hướng lên trần nhà, hai vai thẳng hàng, mắt nhìn theo tay đang giơ lên cao. Lúc này vẫn phải giữ hai đầu gối song song.
  • Dồn trọng lượng xuống bàn chân, hít vào đồng thời trở lại tư thế ban đầu. Thở ra và lặp lại động tác với bên phải.

3. Tư thế con cá hoa sen (Matsyasana )

Tác dụng: Làm giảm mọi sự căng thẳng, lo âu, giận hờn, bực tức và kiểm soát được những cơn stress tác động đến tim.

Cách thực hiện: 

Ngồi tư thế hoa sen và thư giãn toàn bộ cơ thể. Cẩn thận ngả người về sau, dùng tay và khuỷu tay để hỗ trợ. Nâng nhẹ ngực lên, ngửa đầu về sau và để đỉnh đầu chạm sàn. Tay nắm ngón chân và để khuỷu tay chạm sàn. Điều chỉnh vị trí của đầu để phần ngực và lưng được nâng lên cao nhất. Thả lỏng phần tay và toàn bộ cơ thể. Để đầu, mông và chân nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Nhắm mắt, hít thở chậm và sâu. Trở về vị trí ban đầu, đảo chiều thứ tự các chuyển động. Lặp lại tư thế với đổi vị trí chân

4. Tư thế Sấm sét (Vajrasana )

Tác dụng: Tư thế này giúp cải thiện chức năng hô hấp. Nhịp hít thở sâu cũng giúp cơ thể thải carbon dioxide, axit lactic và các chất độc khác.

Cách thực hiện: 

  • Ngồi ở tư thế quỳ trên gót, hai đầu gối chụm nhau.
  • Chụm ngón chân cái lại và tách hai gót chân.
  • Mông đặt lên và chạm mé trong 2 bàn chân với 2 gót chân chạm vào 2 phía của mông.
  • Tay đặt lên đầu gối, úp lòng bàn tay.
  • Lưng và đầu thẳng không căng cứng.
  • Tránh uốn cột sống quá mức về phía sau.
  • Nhắm mắt, thả lỏng tay và toàn bộ cơ thể.
  • Hít thở đều và tập trung chú ý vào dòng khí luân chuyển ra vào qua lỗ mũi.

5. Tư thế xác chết 

Tác dụngTư thế này giúp thư giãn toàn bộ hệ thống tâm – sinh lý. Nó là một bài luyện tập lý tưởng trước khi ngủ, hoặc trước – trong – sau khi luyện tập asana, đặc biệt là sau các bài tập năng động như surya namaskara, và khi người tập cảm thấy cơ thể - tâm trí đã mệt mỏi. Khi cơ thể đã hoàn toàn thư giãn, nhận thức về tâm trí sẽ được đẩy mạnh, phát triển pratyahara.

Cách thực hiện: 

  • Nằm ngửa. Hai tay cách người khoảng 15 cm, ngửa lòng bàn tay.  Đặt một gối mỏng dưới đầu để tránh cảm giác không thoải mái. Để ngón tay cong lên nhẹ nhàng.
  • Nhẹ nhàng mở hai chân cách nhau một khoảng thoải mái và nhắm mắt lại.
  • Đầu và lưng nên để trên một đường thẳng.
  • Hãy chắc chắn rằng đầu không bị nghiêng sang một bên.
  • Thả lỏng toàn bộ cơ thể và dừng mọi chuyển động thể chất.
  • Nhận thức vào hơi thở tự nhiên và đưa vào trạng thái thư giãn và đều đặn.
  • Sau một khoảng thời gian, mang nhận thức quay trở lại cơ thể, từ từ và nhẹ nhàng rời khỏi tư thế.

Tập luyện yoga thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện chức năng tim mạch, tinh thần sảng khoái. 

ĐỌC THÊM: TẠI SAO PHỤ NỮ TRÊN 50 TUỔI NÊN TẬP YOGA

 



-->
sdt