Những bài tập yoga đơn giản cho người mới bắt đầu

Nếu bạn là người mới và đang bắt đầu tìm hiểu về yoga thì đây thực sự là những điều vô cùng bổ ích, chúng ta nên biết rằng việc tập luyện Yoga cũng giống như những bộ môn thể thao khác, chúng ta phải bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, phải có một lộ trình tập luyện khoa học, rõ ràng vì yoga không phải cuộc đua, vì thế người tập Yoga không nhất thiết phải tập luyện những tư thế Yoga khó thì mới có hiệu quả. Hôm nay Hương Anh Yoga xin giới thiệu tới các bạn một số bài yoga cho người mới tập. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

1. TADASANA (Tư thế đứng quả núi) 

 

Đứng chụm chân hoặc chân cách nhau 10cm, 2 tay đặt bên hông. Ổn định cơ thể và dồn đều trọng lượng cơ thể về 2 chân. Nâng 2 tay qua đầu. Đan tay và ngửa lòng bàn tay. Đặt tay phía trên đầu. Đưa mắt về 1 điểm nằm trên tường cao hơn đầu một chút. Luôn luôn để mắt ở vị trí trên trong suốt quá trình giữ tư thế. Hít vào đồng thời kéo căng tay, hai vai và ngực lên trên. Nâng 2 gót lên cao hơn so với các ngón chân. Kéo căng cơ thể từ trên xuống dưới và tránh không làm mất thăng bằng hay di chuyển ngón chân.

tư thế yoga cho người mới bắt đầu

Giữ hơi thở và tư thế này trong vài giây. Ban đầu sẽ khá khó để giữ thăng bằng, nên việc luyện tập nhiều sẽ khiến ta giữ thăng bằng dễ dàng hơn. Thở ra đồng thời hạ gót và đưa tay về đỉnh đầu. Kết thúc lần 1. Thư giãn trong vài giây trước khi tập lần 2. Luyện tập tư thế trong khoảng từ 5 đến 10 lần.

Hơi thở: Hơi thở cần phải đồng bộ với quá trình nâng hay hạ tay.

Nhận thức: Về thể chất – tập trung vào hơi thở, quá trình giữ thăng bằng và độ kéo căng của toàn bộ cơ thể từ trên xuống dưới.

Về tâm linh – khởi động Luân xa gốc nhằm mang lại sự ổn định; khi đã đạt đước sự cân bằng sẽ biến đổi thành luân xa con mắt thứ 3.

 

2.  UTKATASANA (Tư thế cái ghế)

Công hiệu: Tư thế giúp cải thiện sự căng cứng vùng vai và điều chỉnh một số dị tật ở chân. Cổ chân sẽ trở nên cứng cáp hơn và các cơ chân cũng được cải thiện đồng đều. Cơ hoành được nâng lên có tác dụng mát-xa tim. Các cơ quan vùng bụng và lưng sẽ trở nên cứng cáp hơn và giúp ngực phát triển khi được mở rộng hoàn toàn.

Nhận thức: Về tâm linh – Tập trung vào luân xa gốc. Chống chỉ định: Không làm tư thế này khi các khớp cổ chân và khớp gối.

3. TƯ THẾ WARRIOR 2

Chuẩn bị: Hai chân sang rộng hơn vai, hít thở rồi đưa hai tay sang ngang bằng với vai , thở ra.

Thực hiện:

  • Bước 1: Bắt đầu xoay chân phải 90 độ ra ngoài, chân trái xoay vào trong thêm khoảng 30 độ rồi quay đầu theo hước chỉ của các ngón tay phải.
  • Bước 2: Khụy gối chân phải sao cho chân trái gập 90 độ rồi giữ nguyên nửa thân trên, tiếp tục giữ nguyên tư thế này và thở nhẹ trong vòng 5 – 10 giây.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng, từ tốn nâng hai tay cao qua đầu đồng thời duỗi thẳng chân phải. Thư giãn, rồi tiếp tục đưa thân người xuống, khụy gối phải, tay dang ngang . Thực hiện thêm 2 lần từ bước 2 và 3
  • Giữ nguyên tư thế này trong 10-15s
  • Đổi bên, làm tương tự và thực hiện động tác này 30 lần.

 

4. VIRKSASANA (Tư thế cái cây)

Công hiệu: Làm chắc đùi, bắp chân, cổ chân và cột sống Giúp kéo căng háng, đùi trong, ngực và vai. Cải thiện khả năng giữ thăng bằng. Giảm đau thần kinh tọa và cải thiện bàn chân bẹt.

Nhận thức: Về tâm linh - Khai mở luân xa gốc giúp tăng cường sự ổn định; khi đạt được sự cân bằng sẽ biến đổi thành luân xa con mắt thứ 3. Chống chỉ định: Người bị bệnh viêm khớm, chóng mặt nên tránh làm tư thế này.

5.  BHADRASANA ( Tư thế cánh bướm)

Ngồi ở tư thế vajrasana. Tách gối, mở rộng gối về 2 phía nhiều nhất có thể trong khi ngón chân cái chạm nhau và tiếp xúc với sàn. Tách 2 bàn chân vừa đủ sao cho mông và phần đáy chạu được thả lỏng chạm sàn giữa 2 bàn chân. Cố gắng tách gối ra xa nhưng không được căng cứng. Đặt bà tay lên gối, úp lòng bàn tay. Khi cơ thể cảm thấy thoải mái, thực hiện nasikagra drishti, tập trung vào đầu mũi. Kh mắt cảm thấy mỏi, nhắm mắt lại trong một thời gian ngắn và sau đó bắt đầu tập trung lại vào điểm đầu mũi.

 

Để đạt được những kết quả tốt nhất, chúng ta nên tham dự các khóa học yoga cho người mới tập nhé, để đảm bảo an toàn và chất lượng cho tưng buổi học.

 



-->
sdt