Yoga chữa bệnh - Những yếu tố cơ bản bạn cần biết

 Mục lục nội dung:

  • Yoga chữa bệnh
  • I. Chế độ dinh dưỡng
  • II. Tập luyện Yoga
  1. Lợi ích của việc tập luyện yoga chữa bệnh
  2. Những hiểu biết cần thiết khi tập luyện Yoga
  3. Những vấn đề phụ nữ cần lưu ý
  4. Thời gian tập Yoga
  5. Chế độ ăn uống luyện tập yoga chữa bệnh để đạt hiệu quả

 

Yoga chữa bệnh

Yoga chữa bệnh về cơ bản là một hệ thống tự điều trị. Theo quan điểm Yoga thì bệnh tật, những rối loạn trong cơ thể là kết quả của những thói quen xấu, của sự thiếu những kiến thức đúng đắn có liên quan đến nếp sống cá nhân, của chế độ ăn uống không phù hợp.

Do sự mất cân bằng nội tại nên một số chức năng của cơ thể bị giảm sút nhanh hoặc từ từ.

Cho nên mỗi cá nhân phải tự mình chịu trách nhiệm về nguyên nhân bệnh tật của bản thân cũng như cách cứu chữa.

Chuyên gia Yoga chỉ vạch ra cho những người bệnh một con đường và họ chỉ là một cố vấn của người bệnh.

Quá trình điều trị bằng Yoga bao gồm:

- Chế độ dinh dưỡng phù hợp.

- Tập luyện Yoga thích hợp.

- Có kiến thức đúng đắn về những vẫn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân.

I. Chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Tùy theo tính chất của bệnh và điều kiện của người bệnh mà có chế độ ăn uống phù hợp.

Chế độ ăn uống chung nhất của hầu hết bệnh nhân chữa bệnh bằng phương pháp Yoga là hoa quả, salat, rau tươi, bánh mì và các loại đậu (được lựa chọn). Với những người không ăn chay thì có thể ăn cá và gan. Thịt lợn, và thịt gà nói chung là bị cấm.

Tất cả đều phải tuân theo một nguyên tắc cơ bản là ăn chậm, chỉ ăn 85% khả năng ăn của mình, buổi tối ăn trước khi ngủ ít nhất là 2 tiếng đồng hồ. tránh uống nước trong khi ăn, không ăn thức ăn nóng, nướng, rán và gia vị, không dung quá một hoặc hai tách cà phê hoặc trong một ngày và nếu có thể thì bỏ hẳn cà phê và trà, bỏ thuốc lá và tránh dung rượu.

II. Tập luyện Yoga

Tập luyện Yoga - Yoga chữa bệnh

Người bệnh tập luyện Yoga theo tình trạng bệnh và điều kiện cơ thể của họ. Đa số trường hợp chỉ cần luyện tập đều đặn một số Asana (thế) là đủ để cứu chữa bệnh tật. Trong một số bệnh khác tập luyện Pranayama (thở kết hợp với Asana) là cần thiết để đem lại kết quả tốt. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp, sự tập trung tư tưởng, trạng thái trầm tĩnh cũng cần thiết.

Ở Viện Yoga Patna (Ấn Độ), người ta nghiệm thấy phần lớn các bệnh được chữa trong vòng hai tháng tập luyện, một số trường hợp lâu hơn, khoảng bốn tháng và thậm chí có thế nhiều hơn.

Những bệnh cần tập thời gian dài hơn là bệnh đái đường ở thanh thiếu niên, trẻ em bị bại liệt, tê liệt, bệnh packinson, bệnh béo phì. Ung thư, bệnh tâm thần, v.v…

Tập luyện Yoga còn để đề phòng và tăng cương sức khỏe. Có sự khác nhau giữa việc tập luyện của bệnh nhân và sự hướng dẫn của thầy thuốc. Bệnh nhân phải căn cứ vào bệnh tình và thể lực của mình mà thực hiện các Asana. Thực hiện những Asana phù hợp với bệnh tật và khả năng của mình thì bệnh nhân khỏe lên và bệnh tình thuyên giảm, khi đó thực hiện các Asana tốt hơn và thậm chí thực hiện được cả các Asana mà lúc đầu không thể làm được.

Chữa bệnh bằng Yoga không định lượng và tiêu chuẩn hóa được, nên những trường phái và trung tâm Yoga của Ấn Độ điều phát triển trên cơ sở những kinh nghiệm và sự nghiên cứu của mình. Do đó ở những trung tâm khác nhau có những phương pháp chữa bệnh khác nhau.

 Những hiểu biết cần thiết khi tập luyện Yoga 

Những hiểu biết cần thiết khi tập luyện Yoga

Việc điều trị bằng phương pháp tập luyện Yoga, muốn thu được kết quả tốt, có một số yêu cầu và nguyên tắc cần tuân thủ như sau:

Thời gian: tốt nhất là tập vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng, hoặc vào một thời gian nào thích hợp nhưng phải sau khi ăn 3 – 4 giờ, hoặc nửa giờ sau khi uống (nước trà, nước hoa quả…).

Hằng ngày nên cố gắng tập vào một thời gian nhất định đã chọn.

Tập ít nhất 5 – 6 ngày trong một tuần sẽ thấy chuyển biến. Nên tập Yoga một lần trong 24 giờ, trừ trường hợp đặc biệt có thể tập nhiều hơn.

Địa điểm: tập trên sàn nhà, không nên tập ở trên giường. Dùng thảm, chiếu mềm trải trên sàn nhà. Chộ tập gọn sạch, thoáng, cửa sổ mở. Mùa hè có thể dung quạt. Mùa động tránh gió lạnh và gió lùa.

Sự yên tĩnh: phải giữ được sự yên tĩnh trong khi tập Yoga, không nói chuyện, hoạt động trí óc và ngay cả nghe nhac nữa. Sự yên tĩnh giúp giữ được năng lượng cũng như sự tập trung trong luyện tập.

Nghỉ ngơi (thư giãn): có hai hình thức nghỉ:

- Nghỉ ngắn (thư giãn chớp nhoáng): 6 - 8 giây, được thực hiện giữa hai vòng của một Asana hoặc giữa một Asana này với một Asana khác. Thường nghi hoàn toàn bằng hai lần thở tại thời điểm hoàn thành một vòng Asana.

- Nghỉ dài (thư giãn dài): được thực hiện thời gian cuối cùng của bài tập. Nguyên tắc chung là dành 1/4 thời gian tập luyện cho thu giãn. Thí dụ, nếu tập Yoga trong 20 phút thì thư giãn ở cuối sẽ là 5 phút.

Thư giãn tốt nhất là ở tư thế Shava Asana (hình 11). Những người không thể tập Shava Asana thì nằm trên sàn nhà, nhắm mắt, cơ bắp thả lỏng, thở đều và tập trung tư tưởng vào một chỗ nào đó của canh đẹp thiên nhiên như mảnh vườn, công viên hoặc sườn đồi, có cảm giác như đang thở không khí trong lành một nơi nào đó đã từng biết, tư tưởng thoải mái, không còn vấn vương vào một việc gì nữa.

Sau nghỉ ngơi người tập phải chờ 30 phút mới ăn cơm hoặc làm bất cứ việc gì khác.

Quần áo: mặc quần áo tối thiểu khi tàn nam mặc quần áo mỏng hoặc quần áo lót. Nữ mặc quần áo bằng vải mỏng nhẹ,

Tắm rửa: thường tập Yoga vào buổi sáng nên không cần tăm trước khi tập. Tam hoặc không tăm trước và sau khi tập là tuỳ ý môi người. Nếu tăm nước nóng thì người tập phai đợi khoảng 15 phút sau khi tập. Nhiều người thích tập Yoga sau khi tắm rửa, vì có những Asana nào đó được làm tốt hơn sau khi tắm rửa, nó gây cảm giác sạch sẽ và dễ chịu.

Phương pháp tập luyện

Để đạt được kết quả tốt, mỗi người tập Yoga phải thực hành theo một cách thích hợp.

Nếu các thế không được thực hiện theo những phương pháp ổn định thì sự tập luyện sẽ trở nên đơn thuần và sẽ không đem lại những kết quả mong muốn.

 

Lời khuyên chung: tập Yoga theo những giới hạn cơ thể của bạn. Chỉ làm như bạn có thể làm được. Nếu không thể làm một dạng dày du thi làm một nửa, thậm chí ít hơn. Quan trọng nữa là chỉ nên bắt đầu trong tuần đầu một ít Asana. Khi 2 hoặc 3 Asana đã thực hiện được trong một tuần thì sẽ them 2 Asana tiếp theo vào tuần thứ hai. Những Asana mới có thể được thêm vào dần dần theo sự cân và chỉ dẫn của thầy thuốc.

 Những vấn đề phụ nữ cần lưu ý 

Những vấn đề phụ nữ cân lưu ý - Yoga chữa bệnh

Bệnh nhân nữ tránh tập Yoga trong lúc có kinh nguyệt và trong giai đoạn đầu (tháng thứ 4) của thời kỳ thai nghén. Phu nữ có thai (sau tháng thứ 4) có thể tập Yoga trên sở lựa chọn dưới sự chăm sóc và hướng dẫn của chuyên gia Yoga.

Yoga có tác dụng tăng cường sức khoẻ chữa nhiều bệnh và những rối loạn khác nhau của phụ nữ.

Tập Yoga có thể làm cho kinh nguyệt điều hoà, tăng sức khoẻ cho bào thai và giúp việc sinh đẻ được dễ dàng hơn.

 Thời gian tập Yoga 

Thời gian tập luyện Yoga                              

Có thể tập luyện Yoga trong mùa đông nhiều hơn mùa hè. Thời gian tối đa trong mỗi lần tập vào mùa đông không quá 10 phút, mùa hè - 30 phút.

Có sự khác nhau về thời gian như trên là do tác động của thời tiết đối với cơ thể,

Người ta cũng có thể chia thời gian tập làm hai lần cách nhau khoảng 8 giờ.

Mỗi ngày tập tối thiểu 15 phút cũng có thể hoả mãn để duy trì sức khỏe. Trong chữa bệnh bằng phương pháp Yoga, ngoài những yêu cầu cơ bản nêu trên, cần thực hiện một chế độ ăn uống thích hợp mới có thể có tác động nhiều tới các tổ chức của cơ thể.

 Chế độ ăn uống luyện tập yoga chữa bệnh để đạt hiệu quả 

Chế độ ăn uống luyện tập yoga

Chế độ ăn uống giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống tập luyện Yoga. Có ăn mới khoẻ.

Loại và chất lượng thức ăn tác động đến cơ hế và thần kinh của con người. Không thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp, không hiểu biết sự cần thiết của vấn đề này sẽ dần dần tự làm hại đến thể chất và thần kinh của chính mình. Cảm giác mệt mỏi sẽ biểu hiện ngay trên thái độ, ý nghĩ cũng như trong hoạt động của chính mình.

Chế độ ăn uống tốt nhất là chế độ cân bằng. Chế độ cân bằng đó là salat, rau tươi, hoa quả tươi và các loại quả non.

Bất luận là những người ăn chay hay không ăn chay, 4 loại này thường phải có trong các món ăn hằng ngày.

Salat. Tất cả các loại rau non đều tạo thành salat như dưa chuột, cà chua, cà rốt, rau diếp, hoa lơ, v.v... Nhung thứ đó được thái thành miếng rồi cho thêm ít gia vị là có thể được. Salat thường là một trong những món của bữa trưa và tối.

Rau tươi. Bất kỳ loại rau nào không để khô hoặc làm cho nó mất chất đi mới được là rau tươi. Rau tươi, hoặc ở dưới hoặc ở trên mặt đất phải được ăn theo số lượng cân xứng hàng ngày.

Hoa quả tươi. Để sự tập luyện Yoga có thể có kết quả tốt hơn, hoa quả tươi là cần thiết. Một quả cam, một quả chuối, một quả táo... chẳng hạn có thể đủ cho một người trong một ngày. Đế. quan trọng là ăn những trái cây đó sẽ làm cho sức khoẻ tốt hơn.

Số lượng thức ăn. Ăn không nhiều hơn khả năng có thể ăn, luôn luôn dê dạ dày khô. căng. Ăn quá mức, dạ dày qua công thức ăn không được tiêu hoá tốt, và có thể bắt buộc phải bài tiết thức ăn thừa một cách vô ích, hệ thống cơ bụng và thân kinh bị ảnh hưởng,

Phương pháp ăn. Ăn chậm, nuốt thức ăn sau khi đã nhai kỹ. Một sai lầm chung mà nhiều người có trọng lượng lớn thường mắc phải là hầu hết đều ăn quá nhanh. Ăn nhanh đã trở thành thói quen và họ cảm thấy ăn ngon chỉ khi nào họ ăn vội vã. Nếu buộc nhai kỹ sau đó mới nuốt thì họ cảm thấy không ngon miệng và buồn bực.

Hệ thống Yoga đã nghiên cứu sự kém hiệu quả cũng như hậu quả xấu của việc ăn nhanh và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn chậm. Nhưng vấn đề đặt ra là ăn chậm như thế nào? Nó phụ thuộc vào loại thức ăn mà chúng ta đang ăn. Ví dụ, chuối có thể nhai nhanh hơn táo, ăn thịt có thể mất nhiều thời gian hơn là ăn cá. Nhưng tất cả mọi trường hợp đều phải nhai kỹ thức ăn và cuộn tròn lại rồi mới nuốt.

Lợi ích của việc ăn chậm là cá nhân được thỏa mãn đầy đủ trong bữa ăn ngay cả khi ăn ít. Nước bọt được thấm đều vào thức ăn làm cho thức được tiêu hóa dễ dàng. Cơ thể sẽ sử dụng hết bất kỳ loại thức ăn nào đã được ăn theo kiểu trên và sức khỏe được duy trì tốt hơn ngay cả khu ăn với số lượng ít.

Thời gian ăn. Ít nhất ăn trước khi đi ngủ 2 giờ. Sai lầm chung của nhiều người là đi ngủ ngay sau bữa tối. Điều đó có hậu quả tai hại cho sức khỏe

Sau khi ăn nhiều giờ rồi mới ngủ sẽ làm thức ăn có được một quá trình tiêu hoá. trong cơ thể, dạ dày sẽ không nặng và giấc được yên tĩnh.

Phần lớn những người thường kêu đau bụng, đau dạ dày hoặc bệnh đường ruột là những người có thói quen đi ngủ ngay sau khi ăn, bụng bị căng quá mức, ngủ không ngon giấc và luôn bị rối loạn tiêu hoá.

Gia vị. Không nên cho quá nhiều gia vị và thức ăn, nghĩa là không ăn quá nhiều muối, ớt. hồ tiêu và các thứ gia vị khác.

Nước. Người tập Yoga cân được uống khoảng 5 lít nước mỗi ngày (khoảng 10-12 cốc. Không uống nước trong khi ăn, thường uống sau khi ăn nửa giờ.

Cà phê và trà. Ca hai thứ này đều có hại cho sức khoẻ. Nếu dùng quá nhiều sẽ làm thần kinh căng thẳng và gây nên những rối loạn nội tạng khác.

Vấn đề tắm rửa

Nước là một trong ba thứ quan trong với sự sống của con người (nước, không khí, thức ăn).

Nước dùng cho bên trong và bên ngoài cơ thể. Chúng ta được khuyên nên uống ít nhất là 5 lít trong 24 giờ. Đó là dùng nước bên trong, bên ngoài là tắm rửa. Mùa hè, mọt người có thể tắm hai lần trong một ngày, mùa đông và các mùa khác có thể tắm một lần. Điều đó cần thiết cho việc phục hồi sức khỏe. Tắm nước nóng hay nước lạnh tùy theo sở thích và thời tiết.

 

Nguồn: Yoga chữa bệnh

 

Đọc thêm:

10 bài tập Yoga chữa bệnh tiểu đường hiệu quả không nên bỏ qua - Yoga chữa bệnh

7 tư thế Yoga chữa bệnh đau bụng - Yoga chữa bệnh

 

Dịch vụ tại Hương Anh Yoga:

Đào taọ giáo viên Yoga cấp bằng quốc tế 500h

Đào taọ giáo viên Yoga cấp bằng quốc tế 200h

Khóa đào tạo Yoga trị liệu 70h tại Hương Anh Yoga

Khóa học Yoga cho người mới

Chương trình học online tại nhà

Thẻ Yoga dành cho hội viên mới



-->
sdt