Các tư thế yoga cho một đôi chân khỏe đẹp, quyến rũ

Với một cường độ luyện tập thường xuyên và bài bản, yoga hoàn toàn có thể giúp bạn tránh được những cơn đau chân, thậm chí còn có đôi chân khỏe đẹp.

Trong khi hầu hết chúng ta thực hành yoga để duy trì tư thế đúng, giữ gìn vóc dáng hay giảm cân, yoga cũng có thể giúp chăm sóc bàn chân của chúng ta tốt hơn. Đi giầy trong nhiều giờ, đi lại nhiều là một vài nguyên nhân có thể gây ra vấn đề chân, ví dụ như đau chân, sưng khớp chân... Đây là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải và điều chị em muốn là cho đôi chân mình được thư giãn. 

Ngoài ra, với một cường độ luyện tập thường xuyên và bài bản, yoga hoàn toàn có thể giúp bạn đạt được sự săn chắc cho các cơ trong cơ thể.

Dưới đây là các bài tập yoga đơn giản có thể giúp bạn thoát khỏi đau chân nhanh chóng và có thể có đôi chân khỏe đẹp.

 

1. Tư thế Trikonasana - Tư thế hình tam giác 

 

Tư thế này giúp căng cơ khép ở phần chân trước và chân sau.

Đứng hai chân mở rộng, bàn chân phải xoay góc 90 độ, chân trái xoay góc 35 độ. Tay đặt lên hông, tay phải từ từ trượt xuống theo chân phải. Giữ thân người hướng thẳng về phía trước, mở ngực. Giữ trong 10 nhịp thở, về tư thế đứng rồi đổi bên.

 

2. Tư thế  Uthita Hasta Padangusthasana - Tư thế kéo căng chân

 

Cải thiện sự tập trung và thăng bằng, hỗ trợ cơ hông và chân trở nên săn chắc.

Đứng thẳng, chụm chân đồng thời thả lỏng toàn bộ cơ thể. Tập vào 1 điểm cố định ngang tầm mắt. Gập gối phải và đưa đùi về sát ngực nhất có thể. Tay phải đặt ở mé ngoài chân phải đồng thời nắm ngón chân cái. Thẳng chân phải và tư từ kéo chân về sát cơ thể. Nâng tay trái đạt cạnh người để giữ thăng bằng và thực hiện ấn chú trí tuệ (chin mudra). Giữ tư thế cuối cùng lâu nhất có thể. Gập gối, thả ngón chân và tư từ hạ chân xuống sàn. Thả lỏng 2 tay. Lặp lại với chân trái.

 

3. Tư thế đứng gập trước (Uttanasana)

 

Tư thế này giúp kéo dài gân nối bắp chân với gót chân, bắp chân, gân kheo và cơ mông.

Đứng hai chân mở rộng bằng hông. Gập trước từ hông, lòng bàn tay chạm sàn và đặt bên cạnh ngón chân út.

Nếu gân kheo còn bị co cứng và tay không thể chạm sàn thì có thể biến đổi tư thế. Gập gối một chút, hai tay đặt dọc theo cẳng chân.

Cố gắng giữ trong 10 nhịp thở sâu, thả lỏng đầu, cổ.

4. Tư thế Natarajasana - Tư thế điệu nhảy thần Shiva

 

Động tác này giúp cân bằng hệ thần kinh, tăng khả năng kiểm soát cơ thể và tập trung tâp trí, từ đó giúp chân dẻo dai hơn.

 

Đứng thẳng và mở 2 chân một chút. Gập gối trái và nâng chân lên sao cho đùi đặt ở phương nằm ngang, mũi chân duỗi thẳng và nghiêng sang phải, hướng về phía chân phải. Nhẹ nhàng gập gối phải. Đặt tay trái thẳng hàng với cơ thể và đùi trái, lòng bàn tay và các ngón tay úp xuống. Gập khuỷu tay phải sao cho lòng bàn tay phải hướng phía trước và cánh tay ở phương thẳng đứng. Khuỷu tay phải phải nằm sau cổ tay trái. Tạo ấn chú trí tuệ với tay phải và để mắt tập trung theo phương nằm ngang. Đây chính là tư thế cuối.

5. Tư thế Adho Mukha Svanasana - Tư thế chó cúi đầu

 

Tư thế này kéo căng gân kheo, bắp chân và cơ mông.

Chống hai tay hai gối xuống sàn. Tay tiến lên trước 15 cm.

Hai tay mở rộng bằng vai, chân mở rộng bằng hông. Xòe rộng các ngón tay. Ấn mạnh tay xuống sàn, nâng gối khỏi sàn, đẩy hông lên cao. Gót chân chạm thảm.

Giữ 10 nhịp thở sâu.

 

6. Tư thế anh hùng (Virasana)

 

Tư thế này giúp kéo căng cơ đùi, cẳng chân, cơ bàn chân và mô mềm xung quanh gối.

Về tư thế quỳ gối, chụm hai gối, hai bàn chân mở rộng bằng hông.

Ngồi xuống sao cho mông đặt giữa hai bàn chân, mông chạm sàn.

Giữ tư thế trong hai phút và hít thở sâu.

 

7. Tư thế chim bồ câu (Eka Pada Rajakapotasana)

 

Tư thế này giúp kéo căng cơ gấp trước ở chân, cơ đùi và cơ gấp ở hông, cẳng chân.

Gập chân phải, chân trái duỗi thẳng ra sau. Nếu hông quá cứng và không thể chạm xuống sàn thì có thể dùng viên gạch hoặc một tấm chắn đặt dưới khớp hông. Kèo dài cột sống, tiến cẳng tay lên phía trước, từ từ duỗi thẳng tay, nếu có thể hạ trán chạm thảm.

Xem thêm: Các bài tập yoga giảm cân



-->
sdt