5 bài tập Yoga trị liệu chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy được, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.

Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống…), bệnh lý của cột sống cổ (thoái hóa, thoát vị, viêm, hẹp thân đốt…), bệnh lý rối loạn chuyển hóa mỡ (rối loạn chuyển hóa lipid), bệnh lý tim mạch, bệnh lý của hệ tạo máu… Vì vậy trường hợp của bạn tốt nhất là đến các trung tâm y tế có uy tín để khám và làm các xét nghiệm cần thiết như các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ… để chẩn đoán nguyên nhân từ đó bác sĩ mới có chỉ định điều trị hợp lý cho bạn.

Nếu do thoái hóa đốt sống cổ, bạn có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp bấm huyệt, chườm ấm vùng cột sống cổ sẽ giúp bạn giải quyết tạm thời tình trạng này. Hoặc có thể sử dụng các thuốc tăng cường tuần hoàn não như cinnarizin, flunarizine… Tuy nhiên dùng thuốc nào, liều lượng ra sao, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn nên thực hiện một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và tập luyện điều độ mỗi ngày. Yoga trị liệu được biết đến là một phương pháp trị liệu tự nhiên, trị liệu không dùng thuốc vô cùng hiệu quả đối với chứng rối loạn tiền đình, hãy cùng Hương Anh Yoga tham khảo 5 tư thế Yoga đặc biệt tốt với chứng bệnh này nhé.

1. Tư thế Tadasana - Tư thế Trái Núi

Là tư thế vô cùng đơn giản và phù hợp với mọi đối tượng. Tư thế yêu cầu sự tập trung, có khả năng hỗ trợ tốt cho những người mắc phải chứng rối loạn tiền đình.

Đứng chụm chân hoặc chân cách nhau 10cm, 2 tay đặt bên hông. Ổn định cơ thể và dồn đều trọng lượng cơ thể về 2 chân. Nâng 2 tay qua đầu. Đan tay và ngửa lòng bàn tay. Đặt tay phía trên đầu. Đưa mắt về 1 điểm nằm trên tường cao hơn đầu một chút. Luôn luôn để mắt ở vị trí trên trong suốt quá trình giữ tư thế. Hít vào đồng thời kéo căng tay, hai vai và ngực lên trên. Nâng 2 gót lên cao hơn so với các ngón chân. Kéo căng cơ thể từ trên xuống dưới và tránh không làm mất thăng bằng hay di chuyển ngón chân.

Giữ hơi thở và tư thế này trong vài giây. Ban đầu sẽ khá khó để giữ thăng bằng, nên việc luyện tập nhiều sẽ khiến ta giữ thăng bằng dễ dàng hơn. Thở ra đồng thời hạ gót và đưa tay về đỉnh đầu.

Kết thúc lần 1. Thư giãn trong vài giây trước khi tập lần 2. Luyện tập tư thế trong khoảng từ 5 đến 10 lần

2. Tư thế PadhastasanaTư thế đứng gập người về phía trước

Gập người phía trước cho tới khi ngón tay hoặc bàn tay chạm sàn cạnh 2 bàn chân. Cố gắng để trán chạm đầu gối nhưng không kéo căng. Cố gắng giữ chân thẳng.

Hít thở: Thở ra khi gập người về trước. Khi về tư thế cuối cố gắng hóp bụng để đẩy hết khí ra khỏi phổi.

Nhận thức: Về thể chất – Tập trung vào phần xương chậu. Về tâm linh – tập trung tại luân xa vùng xương cùng.

Niệm chú: Om Suryaya Namaha, lời chào tới chủ thể hành động

Chống chỉ định: Người có vấn đề về lưng không nên hoàn toàn gập người về trước. Gập từ hông trở lên, giữ cột sống thẳng cho tới khi lưng đạt góc 90º vuông với 2 chân, hoặc gập hết mức có thể.

3. Tư thế  Matsyasana - Tư thế Con Cá

Ngồi tư thế hoa sen và thư giãn toàn bộ cơ thể. Cẩn thận ngả người về sau, dùng tay và khuỷu tay để hỗ trợ. Nâng nhẹ ngực lên, ngửa đầu về sau và để đỉnh đầu chạm sàn. Tay nắm ngón chân và để khuỷu tay chạm sàn. Điều chỉnh vị trí của đầu để phần ngực và lưng được nâng lên cao nhất. Thả lỏng phần tay và toàn bộ cơ thể. Để đầu, mông và chân nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Nhắm mắt, hít thở chậm và sâu. Trở về vị trí ban đầu, đảo chiều thứ tự các chuyển động. Lặp lại tư thế với đổi vị trí chân.

Quá trình: Ở vị trí cuối cùng lúc giữ tư thế, có thể giữ 5 phút nhưng thường giữ từ 1-3 phút là đủ mang lại lợi ích cho sức khoẻ.

Hít thở: Hít thở chậm và sâu lúc giữ tư thế.

Nhận thức: Thể chất: vùng bụng, ngực và hơi thở. Tinh thần: luân xa rốn hoặc luân xa trái tim.

Trình tự: Halasana hoặc sarvangasana là bước trả tư thế lí tưởng khi cổ được kéo căng theo chiều ngược lại, thả lỏng hết những căng cứng ở cơ.

Chống chỉ định: Những ai mắc bệnh về tim mạch, loét dạ dày, chứng sa ruột, các vấn đề về lưng hay đang bị ốm nặng không nên tập tư thế này. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh.

4. Tư thế Cây Cầu

Bắt đầu Tư thế bằng cách nằm thẳng trên lưng của bạn. Cong đầu gối và đặt hai bàn chân trên sàn rộng ngang hông. Hãy chắc chắn rằng mắt cá chân và đầu gối của bạn được đặt trên một đường thẳng. Hãy để cánh tay của bạn nằm bên cạnh cơ thể của bạn, với lòng bàn tay hướng xuống dưới. Hít vào và nâng lưng của bạn (dưới, trên và giữa) khỏi sàn. 

Cuộn tròn trong vai và đảm bảo cằm chạm vào ngực bạn mà không cần phải di chuyển. Hãy để vai, bàn chân và cánh tay nâng đỡ trọng lượng của bạn. Siết chặt cơ mông của bạn khi bạn thắt chặt chúng. Hãy chắc chắn rằng đùi của bạn song song với nhau và sàn nhà. Xen kẽ các ngón tay của bạn và đẩy tay mạnh hơn xuống đất để nâng thân mình lên cao hơn. Giữ nguyên tư thế trong ít nhất một phút. Hít thở chậm và sâu. Thở ra và giải phóng tư thế.

Chống chỉ định: Những người đang bị chấn thương cổ phải hoàn toàn tránh tư thế này, hoặc làm điều đó với sự cho phép của bác sĩ dưới một hướng dẫn yoga được chứng nhận. Phụ nữ mang thai có thể làm tư thế này, nhưng không đến mức đầy đủ. Họ phải làm điều đó dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia yoga. Nếu họ đang trong tam cá nguyệt thứ ba, họ phải thực hiện asana này với sự đồng ý của bác sĩ. Nếu bạn có vấn đề về lưng, bạn phải tránh asana này.

5. Tư thế Savasana - Tư thế xác chết

Trong tư thế này, bạn nhắm mắt lại, hít thở một cách tự nhiên và luyện tập việc loại bỏ căng thẳng khỏi cơ thể. Lý tưởng nhất nên thực hiện tư thế từ 10 đến 20 phút. Tuy nhiên, ngay cả một vài phút của Savasana, nó cũng mang lại những lợi ích mạnh mẽ.

Savasana giúp chúng ta hiểu được làm sao để có thể hoàn toàn nghỉ ngơi, ngừng chạy đua với thời gian, tạo không gian cho sự bình an và hòa hợp lấp đầy tâm hồn ta. Savasana cũng giống như việc bạn tắt máy tính sau thời gian đã bắt nó hoạt động. Khi bạn khởi động lại, máy tính sẽ làm việc năng suất hơn. Bạn cũng sẽ đạt được những lợi ích như vậy với Savasana.

ĐỌC THÊM: CÁC BÀI TẬP YOGA TRỊ LIỆU ĐAU LƯNG

 



-->
sdt