Một chút mỡ bụng sẽ giúp bảo vệ cho dạ dày, ruột và các cơ quan nội tạng khác. Tuy nhiên, việc tích tụ quá nhiều mỡ sẽ gây nên các vấn đề nguy hại tới sức khỏe.
Mỡ bụng dưới thực sự là một vấn đề nan giản, và cho dù bạn đã rất tích cực tập luyện nhưng bụng của bạn vẫn chưa hề nhỏ đi. Cùng với đó là những vấn đề về lối sống khiến đám mỡ bụng này vẫn nhất quyết không chịu tan.
Các tế bào mỡ thừa len lỏi giữa các nội tạng chính là mỡ nội tạng, loại mỡ này không thể cảm nhận được bằng cách sờ nắn, hay cảm nhận bằng mắt thường. Các mỡ này sẽ kích thích sản sinh các hoóc môn adipose và adipokines, những chất khi đi vào máu và các cơ quan nội tạng sẽ gây ra tình trạng viêm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hay bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, tin vui là: mỗi 0,5 cân nặng giảm xuống sẽ kéo theo giảm chu vi vòng bụng. Theo Rasa Kazlauskaite, chuyên gia nội tiết tại Trung tâm Phòng chống Đại học Rush ở Chicago, cho biết: “Khi bắt đầu giảm cân, lượng mỡ bụng sẽ giảm tới 30% mỡ bụng so với tổng chất béo”. Ngoài ra, thói quen hằng ngày cũng góp phần “tiêu” mỡ bụng.
Dưới đây là 10 vấn đề gây mỡ bụng dưới và cách giải quyết:
1. Tập thể dục chưa đủ
Việc không tập thể dục hoặc tập luyện chưa đủ là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trangg này – Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bài tập Cardio cường độ cao hay còn gọi là các bài tập HIIT là những bài tập hiệu quả nhất trong việc giảm insulin, triglyceride và cortisol, bởi chúng có khả năng đốt cháy nhiều calo trong khoảng thời gian ngắn và cả một khoảng thời gian lên tới 36 tiếng sau đó”.
Phương pháp tập: Bạn có thể chạy bộ hoặc đạp xe với tốc độ gần tối đa trong khoảng 30s đến 1 phút sau đó giảm tốc độ trong 30s rồi lại lặp lại cho đến khi đạt yêu cầu. Hoặc thử các bài Carido giảm mỡ bụng hiệu quả như Burpee, Sumo Squat, Jumping Jack,…
Lười vận động hoặc tập thể dục chưa đủ là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng béo bụng
2. Chế độ ăn ít chất béo (low-fat diet)
Để giảm mỡ bụng, tốt nhất là hãy sử dụng các loại chất béo đặc biệt là các loại axit béo không bão hòa (MUFAs) đó là lời khuyên của David Katz, giám đốc Trung tâm nghiên cứu phòng chống Yale dựa trên một nghiên cứu thực tế. Những người áp dụng chế độ ăn giàu MUFAs với tổng năng lượng 1.600cl họ đã giảm 1/3 lượng mỡ bụng trong vòng 30 ngày.
Giải pháp: Sử dụng các loại thực phẩm giàu MUFAs như hạt hạnh nhân, dầu ô liu và quả bơ.
3. Trầm cảm
Trầm cảm cũng là một tác nhân đối với vấn đề mỡ bụng dưới, theo những nghiên cứu từ Đại học Rush, những người phụ nữ có biểu hiện trầm cảm thường có nhiều khả năng bị béo bụng hơn, điều này do sự liên quan giữa trầm cảm với các hoạt động thể chất cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Giải pháp: Tập thể dục! “Vận động sẽ giúp tăng cường các hoạt chất có tác dụng điều hòa chuyển hóa chất béo, cũng như tâm trạng”, tiến sĩ Kazlauskaite giải thích.
Vận động cũng góp phần tăng cường động lực cho các hoạt động khác, giúp ngăn trầm cảm tái phát. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không còn cảm thấy hứng thú với những điều mà bản thân từng yêu thích nữa, thì hãy ngay lập tức đến gặp và tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ trị liệu.
4. Hay ăn đồ đóng hộp
Theo kết quả nghiên cứu của Quỹ Ung thư vú (Mỹ), chất BPA trong thực phẩm đóng hộp là nguyên nhân chính gây nhiều bệnh cho cơ thể con người như bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, gây vô sinh, bệnh tiểu đường, béo phì, hen suyễn, và một số triệu chứng khác như mất tập trung, tim đập nhanh, căng thẳng…
Các carbs đơn (như khoai tây chiên) và đường đơn (trong các chai nước ngọt) khiến cho lượng đường trong máu tăng đột ngột, kích hoạt insulin – một loại hoóc môn khuyến khích gan trữ chất béo ở phần bụng – tăng tiết.
Giải pháp: Thay vì tập trung vào việc cắt bỏ những loại đồ ăn không lành mạnh ra khỏi thực đơn, hãy tập trung vào việc bổ sung thêm những thực phẩm lành mạnh vào trong đó, ví dụ như ăn thêm rau cho mỗi bữa. Như Tiến sĩ Katz nói, “Hãy ngăn chặn cơn đói của bạn bằng những thực phẩm chất lượng cao”.
5. Thích bánh mì kẹp thịt
Các nhà nghiên cứu người Thụy Điển cho một nhóm người lớn “nạp” chế độ ăn với 750 calo mỗi ngày, chủ yếu là chất béo bão hòa, và một nhóm khác có cùng lượng chất béo nhưng chủ yếu là các axit béo không bão hòa (PUFA). Nghiên cứu được thực hiện trong 7 tuần và kết quả là nhóm người tiêu thụ chất béo bão hòa tích lũy nhiều gấp 2 lần chất béo nội tạng trong cơ thể
Giải pháp: Hãy ăn cá hồi mỗi lần một tuần để có được PUFA tốt. Ngoài ra, cố gắng giảm lượng thịt đỏ trong thực đơn và thay thế bằng protein ít chất béo bão hòa như các loại đậu hay thịt gà.
6. Phái nữ không bao giờ bị bụng “bia”
Bia sẽ khiến bụng của bạn phình to ra, bất kể bạn giới tính nào ở độ tuổi bao nhiêu. Bên cạnh đó rượu cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tăng cân không kiểm soát.
Giải pháp: Hạn chế tất cả các loại đồ uống có cồn. Nếu bắt buộc phải uống hãy chọn những loại có nồng độ trung bình.
7. Đang trong thời kỳ mãn kinh
Từ sau tuổi 40 cơ thể phụ nữ bắt đầu có sự thay đổi nội tiết tố khiến cho vòng bụng trở nên to hơn, và quá trình tập luyện giảm mỡ cũng dường như khó khăn hơn.
Giải pháp: “Hãy dành 1 tiếng mỗi ngày để làm điều gì đó tốt đẹp cho bản thân và điều này có thể giúp kiểm soát hoóc môn căng thẳng của bạn”, Sheila Dugan, một chuyên gia y tế và phục hồi chức năng ở Chicago khuyên.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh cũng gây nên các vấn đề về mỡ bụng dưới
8. Bữa ăn bị “thiếu màu sắc”
Các loại trái cây và rau có màu sắc rực rỡ thường chứa rất nhiều vitamin C, làm giảm cortisol. Theo một nghiên cứu gần đây của Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy những người ăn chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm có màu đỏ, cam và vàng sở hữu vòng eo nhỏ hơn người khác.
Giải pháp: Hãy tạo màu sắc cho đĩa thức ăn của bạn bằng các loại rau củ sắc màu nhé.
9. Tin vào các loại thuốc giảm cân
Với công dụng thần thành đang được quảng cáo rầm rộ từ các nhà sản xuất thuốc giảm cân, dường như loại thần dược này đang được các chị em rất ưu chuộng.
Tuy nhiên sau một thời gian dùng thuốc giảm cân, cơ thể bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng. Khi dừng thuốc, cơ thể sẽ bật chế độ “dự trữ năng lượng dưới dạng mỡ”. Vì vậy, bạn ăn vào cơ thể lại tích mỡ và tăng cân ngay