Sau khóa học 200h sẽ là gì?

Quả thực là 1 điều không hề dễ chịu khi bạn phải “ấp úng” trả lời câu hỏi “ Luân xa là gì ” làm cách nào để khai mở luân xa,… trước hàng chục ánh mắt đang chờ đợi, trong khi bạn có thể làm tư thế bọ cạp hay một 1 chuỗi thăng bằng tay siêu khó..!
Kiến thức là vô tận và cho dù bạn có là giáo viên thì điều đó cũng không đồng nghĩa với việc bạn phải biết tất cả mọi thứ.

Có nhiều người thường hỏi rằng kết thúc khóa học tôi có thể đứng lớp được không? Có kiếm được tiền luôn không?..
Thực tế, một lộ trình đào tạo ngắn hạn chắc chắn là không thể đủ để bạn có thể biến bạn trở thành một một giáo viên đứng lớp với trình độ cao ngay được nhưng với những kiến thức căn bản về asana, các kỹ thuật kiểm soát hơi thở, kỹ thuật thanh lọc hay những kiến thức về giải phẫu, sinh lý học chính là nền tảng vững chắc nhất để bạn có thể tiếp tục nỗ lực và cố gắng trên con đường trở thành một người thầy thực thụ một người phải hội tụ đầy đủ những yếu tố sau đây: Có tác phong nghề nghiệp, có kiến thức và am hiểu sâu rộng về Yoga. Không sát sinh, phải dùng tâm để giảng dạy cho học sinh. Mục đích dạy không chỉ vì thu nhập mà vì muốn đem tới sự khỏe mạnh và những điều tốt đẹp cho con người. Luôn trao dồi và nâng cao kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân. Biết và hiểu được bản thân học viên đang cần gì và muốn gì. Truyền đạt kiến thức và những điều không nên thực hiện trong lúc tập Yoga.

Điều tuyệt vời nhất một người giáo viên yoga giỏi nên làm là cần tập trung vào 2 yếu tố dưới đây:

1. Không ngừng nâng cao kiến thức dạy và học yoga một cách toàn diện

 

Bạn đã có nhiều năm tập luyện yoga. Bạn đã trải qua khóa huấn luyện 200-300h với thầy cô quốc tế. Điều đó không có nghĩa là bạn đã “tu thành chính quả”. Việc giảng dạy yoga đòi hỏi nhiều hơn thế. Ngoài việc truyền thụ, hướng dẫn học viên thực hành asana sao cho hấp thu được ba yếu tố tâm-trí-lực, bạn còn cần trau dồi khả năng sư phạm (có bạn bẩm sinh đã biết cách giảng dạy, có bạn cần thời gian thực hành), cách thức truyền đạt, con mắt nhìn tâm lý, nhu cầu, khả năng của từng học viên. Bạn cũng cần dành thời gian riêng cho bản thân mình để cân bằng, duy trì, nạp lại nguồn năng lượng yogi tích cực thông qua việc tự tập luyện, thường xuyên tham gia các lớp chuyên đề, trao đổi với các sư phụ trong ngành. Bạn học được gì từ những lớp chuyên sâu đó, hãy đào sâu suy nghĩ và vận dụng chúng trong buổi workshop, buổi dạy của riêng bạn.

2. Xây dựng cộng đồng yoga

 

Một giáo viên yoga cũng nên đóng vai trò đại sứ xây dựng cộng đồng yoga và thường xuyên đối thoại với họ. Nếu bạn không có cách nào để tương tác với mọi người, thì việc tổ chức workshop hay lớp học chuyên đề sẽ không có tác dụng gì vì có ai biết đến lớp học của bạn đâu. Đây là thời đại của truyền thông mạng, không gì hữu hiệu hơn là có thể tận dụng các công cụ online miễn phí này để xây dựng profile giáo viên, quảng bá bản thân. Vì vậy, hãy luôn nhớ lưu giữ danh sách email của học viên. Đó là cách thức giao tiếp hữu hiệu và giúp bạn chia sẻ với mọi người bạn sắp có lớp học gì hay ho. Hãy xin email học viên sau giờ học, làm mẫu đăng ký trên trang web cá nhân và khuyến khích học viên kết nối với bạn trên FB. Việc tổ chức dạy lớp cộng đồng miễn phí cũng là một cách giúp bạn kết nối với những người yêu yoga khắp nơi trong thành phố. Bạn có thể bắt đầu khiêm tốn nhưng nếu bạn kiên trì, cộng đồng của bạn sẽ dần phình to, profile của bạn sẽ càng có uy tín.

Chúc bạn thành công với con đường đã chọn, chúng tôi luôn ở bên và đồng hành cùng các bạn.



-->
sdt