Khái quát Phương pháp giảng dạy và thực hành Yoga

KHÁI QUÁT VỀ YOGA

Yoga, hay còn được gọi là Du-giả, là một họ các phương pháp luyện tâm và luyện thân cổ xưa bắt nguồn từ Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thế giới tâm linh của Ấn Độ được phổ biến chính là khái niệm Yoga. Yoga là tên gọi của một bộ môn luyện tập khá toàn diện cho cả thân và tâm. Từ Yoga có nguồn gốc từ tiếng Phạm có nghĩa là đoàn kết, tham gia… Tuy nhiên, để hiểu đúng về tinh thần của bộ môn này thì Yoga có nghĩa là hợp nhất. Theo quan điểm của bộ môn này, tinh thần và thể chất của con người là một thể thống nhất. Việc tập luyện sẽ giúp hai yếu tố này hợp nhất với nhau.

Học về Yoga có nghĩa là chúng ta sẽ tiến hành tập luyện những tư thế (asana) có tác dụng hợp nhất tinh thần và thể chất theo đúng tinh thần của  từ Yoga. Điều cốt lõi nhất  của tập Yoga là sự kỷ luật, kiên nhẫn và bền bỉ. Thông qua việc tập Yoga, không chỉ thể chất mà cả tinh thần của con người cũng có những cải thiện tích cực. Đây có thể coi là sự thực hành để kết nối tâm trí và cơ thể thông qua các tư thế khác nhau, thiền định và hơi thở.

Bộ môn Yoga này trang bị những kiến thức cơ bản về xuất xứ cũng như chuỗi các tư thế, giá trị sức khỏe, giá trị chữa lành thân tâm. Đồng thời, trang bị cho sinh viên học viên

  • Yama:  Đạo đức phổ quát
  • Niyama: Sự quan sát cá nhân
  • Asana: Tư thế Yoga
  • Pranayama: Các bài tập thở và kiểm soát prana
  • Pratyahara: Kiểm soát các giác quan
  • Dharana: Tập trung và trau dồi nhận thức bên trong.
  • Dhyana: Sự thành tâm, lòng thành kính và Thiền
  • Samadhi: Hợp nhất Đấng tối cao.

MỤC TIÊU GIẢNG DẠY

      1. Kiến thức (nội dung trong đề cương)

  • Trang bị cho người học sự phát triển toàn diện 8 yếu tố trong Yoga. Xuất xứ và lịch sử phát triển Yoga. Các trường phái trong Yoga, triết lý lịch sử Yoga cũng như giá trị sức khỏe và tinh thần của Yoga mang lại cho người tập. Thiền và cách dẫn thiền, phân biệt được sự khác nhau về các trường phái trong Yoga và sự lựa chọn tập luyện theo trường phái phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam
  • Nắm vững và thực hiện 84 tư thế asana căn bản trong Yoga Cổ Điển Ấn Độ. Thực hiện được các kỹ thuật định tuyến, kỹ thuật xử lý nền móng động tác cũng như cách lên các tư thế khó không chấn thương. Góp phần giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong…tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập luyện trong các môn học khác. 

 

      2. Kỹ năng (nội dung trong đề cương)

  • Xây dựng được các kỹ năng cơ bản về thực hành, tổ chức, rèn luyện tính tự giác, tích cực, tinh thần và thể chất luôn cân bằng, bình tĩnh. Bước đầu hình thành các năng lực sư phạm thực hành cho sinh viên, các năng lực tự học, tự tập luyện bên cạnh việc áp dụng vào thực tiễn.
  • Thực hiện đúng một số yêu cầu cơ bản của môn học, biết phân tích, đánh giá cách dạy và học một chuỗi Yoga bất kỳ. Nắm được phương pháp hướng dẫn, tổ chức tập luyện Yoga
  • Biết biên soạn và sáng tác các chuỗi Yoga dựa trên nền móng 84 tư thế asanas, mang hơi thở và phong cách của người dạy, thể hiện tính sáng tạo, linh hoạt nhưng đi ra ngoài giá trị cốt lõi của Hatha Yoga- Yoga Cổ Điển

 

      3. Thái độ (nội dung trong đề cương)

  • Sinh viên cần thực hiện đúng các quy định của môn học cũng như những quy định của nhà trường đề ra. Có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình hăng hái trong tập luyện. Nhìn thấy giá trị của xã hội và có phẩm chất cơ bản của người giáo viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, người cán bộ TDTT cơ sở… Thẩm nhuần thees giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tác phong mẫu mực, có trách nhiệm với xã hôij về nghề nghiệp và sự tư tin trong quá trình công tác

CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN

      1. Kiến thức (nội dung trong đề cương)

  • Xuất xứ và lịch sử phát triển Yoga, triết lý Yoga và các trường phái Yoga và các trường phái Yoga phổ biến hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam. Phong cách giảng dạy và thực hành Yoga mang tính chữa lành không cạnh tranh, đem lại giá trị cân bằng, tĩnh tại tinh thần và thể chất cho người tập và người dạy, phân biệt được sự khác nhau về xuất xứ, phong cách thể hiện cũng như tính chất triết học trong Yoga.
  • Thực hiện được 84 tư thế asanas cơ bản trong Yoga Cổ Điển. Thực hiện được các kĩ thuật định tuyến, nền móng động tác, kỹ thuật lên các tư thế nâng cao đẹp mắt, để hoàn thiện các chuỗi bài Yoga một cách thuần thục và đẹp mắt. Giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, tác phong… tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập luyện trong các môn thể thao

 

      2. Kỹ năng (nội dung trong đề cương)

  • Xây dựng được các kỹ năng cơ bản về thực hành, tổ chức, rèn luyện tính tự giác, tích cực. Bước đầu hình thành các kỹ năng lực sư phạm thực hành cho sinh viên, các năng lực tự học, tự tập luyện bên cạnh việc áp dụng vào thực tiễn
  • Thực hiện đúng một số yêu cầu cơ bản của môn học, biết phân tích, đánh giá cách dạy học. Nắm được phương pháp hướng dẫn, tổ chức tập luyện môn Yoga kết hợp giữa vận động thể chất và hơi thở.
  • Biết biên soạn và sáng tác chuỗi Yoga căn bản dựa trên 4 chuỗi, 84 tư thế asanas căn bản

 

      3. Thái độ (nội dung trong đề cương)

  • Có ý thức tự giác tích cực ,chủ động trong học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

 

      4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm (nội dung trong đề cương)

  • Có ý thức tự giác tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Tóm lại, việc giảng dạy Yoga cần thực hiện trên trên nền tảng và có phương pháp, mục tiêu. Bạn có thực sự muốn tìm hiểu sâu về bộ môn này chứ, hãy liên hệ tới trung tâm Hương Anh để có thể biết thêm về nhiều khóa học có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống lẫn cả công việc sắp tới của bạn. 

 



-->
sdt