Các bài tập yoga tăng cường trí nhớ, cải thiện sự tập trung

Trong cuộc sống ngày một vội vã và phụ thuộc công nghệ như hiện nay việc ngồi lỳ một chỗ trong thời gian dài đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các vấn đề đặc biệt nghiêm trọng về sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần. Yoga là cách đơn giản để giữ tỉnh táo và tăng cường sự tập trung bất chấp tuổi tác, bệnh tật, stress hay những yếu tố khác.

Các bài tập yoga giúp lưu thông mạch máu, tăng cường quá trình cung cấp oxi cho toàn bộ cơ thể và đóchìa khóa quan trọng để duy trì sức khỏe não bộ.

Việc tập luyện đều đặn, kết hợp với một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Bên cạnh đó bạn nên tập luyện với các chuyên gia hướng dẫn để đảm bảo an toàn cũng như tính chính xác của các tư thế.

Dưới đây là một số tư thế yoga giúp tăng cường trí nhớ và duy trì cơ thể khỏe mạnh:

 

1. Tư thế ngọn núi Tadasana - Tư thế ngọn núi

 

Tư thế đứng này giúp bạn tập trung vào quá trình hô hấp, từ đó đem lại cảm giác thư giãn cho cơ thể. Ngoài ra, tư thế Tadasana cũng hạn chế những cơn đau đầu và chứng mất ngủ. Gặp vấn đề về giấc ngủ sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình làm việc của bộ não. Vì vậy, tư thế yoga này giúp cải thiện giấc ngủ, từ đó tác động trực tiếp tới sức khỏe não bộ.

Đứng thẳng, cơ thể vuông góc với sàn nhà. Chân chụm, bàn chân mở rộng, phân tán trọng lượng đều lên hai chân. Tưởng tượng một đường thẳng chạy dọc từ đầu xuống chân bạn. Mở rộng hai vai, thư giãn. Thả lỏng hai cánh tay, úp lòng bàn tay sát hông hoặc cách xa thân người 1 chút.

2. Tư thế Paschimottanasana - Tư thế kéo dãn lưng

 

Tư thế này giúp phục hồi hệ thần kinh, tăng cường lưu thông máu tới các bộ phận trong cơ thể và duy trì sự bình tĩnh. 

Ngồi trên thảm hoặc chiếu, thả lỏng cơ thể và duỗi thẳng chân. Bắp đùi quay vào trong và ép lên sàn nhà. Ép lòng bàn tay, các ngón tay xuống sàn và nâng ngực lên. Hít vào khi khom người xuống, mở rộng tay, thẳng khuỷu tay, các ngón tay duỗi ở tư thế thoải mái nhất. Không để phần thắt lưng bị nghiêng. Cảm nhận phần xương cụt đang được kéo giãn. Nếu tay không thể với tới chân, bạn có thể sử dụng dây vải để hỗ trợ. Nhẹ nhàng uốn cong người để kéo giãn thân trên và giữ đầu ngẩng cao. Khuỷu tay phải uốn cong và tránh chạm sàn nhà. Đầu phải chạm tới bắp đùi. Phần thân trên cong và được kéo giãn mỗi khi hít vào. Khi thở ra, nhấc đầu và thân mình lên. Lặp lại tư thế này trong vòng 2-3 phút.

 

4.Tư thế Padmasana - Thiền

 

Tư thế này giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh, xua tan mệt mỏi và hạn chế căng cơ. Khi thư giãn, bộ não sẽ được làm mới lại và trở nên nhanh nhạy hơn. 

Ngồi thẳng, hai chân khoanh vào nhau để chân phải chạm vào đùi chân trái và ngược lại. Giữ phần lưng và thân trên thẳng, Nếu cần thiết bạn hãy điều chỉnh phần hông và mông để đảm bảo lưng thẳng. Đặt tay lên trên đầu gối và giữ vững tư thế. Điều hòa nhịp thở và thư giãn.

5. Tư thế Halasana - Tư thế cái cày

 

Cải thiện các dây thần kinh cột sống, tăng cường chức năng hệ thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn máu tới toàn bộ cơ thể.

 

Nằm ngửa và chụm chân. Đặt 2 tay cạnh người, úp lòng bàn tay. Thả lỏng toàn bộ cơ thể. Nâng 2 chân lên tạo thành phương thẳng đứng, sử dụng các cơ vùng bụng để giữ chân thẳng. Dùng 2 tay ấn sàn, tạo lức đẩy mông, lưng lên. Từ từ hạ chân qua đầu. Cố gắng để ngón chân chạm sàn. Không nên ép ngón chân chạm sàn. Ngửa lòng bàn tay, gập khuỷu tay và đặt tay ở phía sau mạn sườn để chống lưng giống tư thế Sarvangasana. Thả lỏng và giữ nguyên tư thế đích lâu nhất có thể. Sau đó từ từ hạ lưng và mông chạm sàn. Nâng châng về phương thẳng đứng. Tiếp tục vận dụng các cơ bụng để đưa chân về tư thế bắt đầu đồng thời giữ đầu gối thẳng. 

6. Tư thế Setubandhasana - Tư thế cây cầu

 

Tư thế này giúp lấy lại bình tĩnh và đem đến sức sống cho cơ thể. Chúng tăng cường cung cấp máu tới bộ não và duy trì hoạt động của hệ thần kinh. Tập tư thế yoga này thường xuyên còn có thể giảm đau đầu.

 

Duỗi hai tay xuống, cong hai gối, kéo hai chân vào trong sao cho chúng ngay dưới gối, lướt qua hai gót chân bằng các đầu ngón tay. Hít vào nâng hông lên, kéo ngực về phía cằm. Lăn trên hai vai bằng cách di chuyển các xương bả vai gần lại với nhau và nắm chặt hai lòng bàn tay. Tại thời điểm này, nâng hai mũi chân và ấn hai gót chân xuống dưới để kích thích cơ mông to nhất ở ngoài cùng. Giữ nguyên trong 30-60 giây; thở ra, nới hai bàn tay ra. Từ từ hạ thấp người xuống, ấn hai gót chân xuống sàn. Thư giãn.

 

7. Tư thế Uthita Hasta Padangusthasana - Tư thế kéo căng chân

 

Cải thiện sự tập trung và thăng bằng, hỗ trợ cơ hông và chân trở nên săn chắc.

Đứng thẳng, chụm chân đồng thời thả lỏng toàn bộ cơ thể. Tập trung vào 1 điểm cố định ngang tầm mắt. Gập gối phải và đưa đùi về sát ngực nhất có thể. Tay phải đặt ở mé ngoài chân phải đồng thời nắm ngón chân cái. Thẳng chân phải và tư từ kéo chân về sát cơ thể.

Nâng tay trái đặt cạnh người để giữ thăng bằng và thực hiện ấn chú trí tuệ (chin mudra). Giữ tư thế cuối cùng lâu nhất có thể. Gập gối, thả ngón chân và tư từ hạ chân xuống sàn. Thả lỏng 2 tay. Lặp lại với chân trái.

8. Bài tập Bhramari Pranayama -  thở con ong

 

Bhramari làm giảm stress và căng thẳng của não, làm giảm bớt sự tức giận,  lo lắng và mất ngủ, giảm huyết áp. Nó làm tăng tốc độ chữa lành các mô trong cơ  thể và có thể được thực hiện sau khi phẫu thuật.  Nó tăng cường và cải thiện giọng   nói và loại bỏ các bệnh về cổ họng.

yoga cải thiện sự tập trung

Tìm nơi tĩnh lặng, địa điểm thoáng mát để ngồi. Nhắm mắt và nở một nụ cười nhẹ nhàng trên môi. Chú ý tới sự tĩnh lặng xung quanh.

Đưa ngón trỏ chạm vào phần sụn giữa tai và má. Hít thật sâu. Khi thở ra, nhẹ nhàng ép ngón tay vào phần sụn giữa tai và má. Tạo ra tiếng vo ve như ong kêu khi đang giữ tư thế này. Hít vào lần nữa và lặp lại động tác trên 3-4 lần.

Xem thêm: Các bài tập hỗ trợ trị liệu đâu cổ vai gáy



-->
sdt