Bí kíp để có giọng nói hay dành cho các HLV Yoga

Giọng nói là một điều rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng sinh ra đã được trời phú ban cho một giọng nói hay. Tuy nhiên, dù cho bạn không sở hữu một chất giọng trời sinh những bạn vẫn có thể cải thiện giọng nói của chính mình. 


Bí kíp để có giọng nói hay cho HLV Yoga.

1. Những bí kíp quan trọng để có giọng nói hay. 

1.1. Phát âm rõ ràng. 

Trước khi bạn luyện tập giọng nói, bạn cần phải phát âm chuẩn, không bị ngọng, không nặng tiếng địa phương, bạn phải phát âm rõ ràng câu từ. Trong một vài trường hợp, người nghe còn cảm thấy khó hiểu những điều bạn đang nói. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến thông tin truyền tải.

 

Trên thực tế, có rất nhiều người vẫn còn mắc các lỗi phát âm cơ bản như ngọng l,n, bẹt các nguyên âm ( như O thành OA, E thành IE)... Theo một khảo sát toàn quốc, nhiều sinh viên khi ra trường cảm thấy thiếu tự tin ngay từ vòng phỏng vấn xin việc hay những người đi làm cảm thấy ngại giao tiếp với mọi người. Đặc biệt là đối với những ngành đặc thù như giáo viên, sale, tư vấn,... thì vấn đề giọng nói còn cản trở đến con đường sự nghiệp của họ.

 

Đầu tiên, để bạn có thể cải thiện giọng nói, bạn cần phát âm rõ ràng, hãy cố gắng tập luyện đọc hàng ngày, mỗi ngày khoảng mười trang sách. Đọc thật kỹ, phát âm chậm từng chữ, từng câu, đừng vội vã. Dần dần tăng tốc độ cho đến khi nhập tâm như nói chuyện thông thường. Trong lúc đọc hãy cố gắng đọc ra thành lời rõ ràng, đừng nuốt từ.

 


Chú ý đến phát âm, giọng nói nhấn nhá có ngữ điệu để giúp người nghe tập trung hơn.

 

1.2. Luyện tập nói chuyện có ngữ điệu phù hợp. 

Ngữ điệu ở đây chính là những nhấn nhá trong câu từ của bạn. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đối phương sẽ chú ý đến điều được nhấn mạnh gấp 3 lần. Vì vậy trong giao tiếp hãy cố gắng nhấn vào các từ khóa quan trọng trong câu nói của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn luyện giọng nói hay và còn khiến giọng bạn trở nên thu hút hơn. 

 

Câu từ có ngữ điệu sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng với đối phương, cũng giúp cho câu văn của bạn đọng lại trong trí nhớ người nghe hơn. Vì thế mà trong luyện giọng nói hay thì nhấn nhá là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Không chỉ tiếp thêm sự tự tin cho bạn mà nó còn giúp cho người nghe có thể tiếp cận cũng như nắm bắt thông tin mà bạn truyền tải dễ dàng hơn.

 

1.3. Điều chỉnh tốc độ nói phù hợp hoàn cảnh. 

Tốc độ cũng là một yếu tố quan trọng trong khi nói chuyện, nếu bạn nói quá nhanh thì người nghe sẽ không kịp nghe nội dung mà bạn muốn truyền tải. Còn nói quá chậm thì bạn sẽ làm cho người nghe cảm thấy “sốt ruột” hoặc “buồn ngủ”. 

 

Việc điều chỉnh tốc độ nói này sẽ đem đến cảm giác hài hòa, êm mượt và người nghe cũng cảm thấy dễ nghe mà không kém phần lôi cuốn. Người ra việc đặt những khoảng dừng hợp lý cũng là tip giúp bạn thu hút sự tập trung từ người nghe. Điều này sẽ khơi gợi sự hứng thú, tò mò đến nội dung bạn trình bày, suy nghĩ và tạo cơ hội cho bạn có thêm thời gian nghĩ đến những ý tưởng tiếp theo.

1.4. Kết hợp ngôn ngữ hình thể. 


Kết hợp ngôn ngữ hình sẽ giúp việc truyền tải thông tin dễ hiểu hơn.

 

Trong giao tiếp hàng ngày, việc sử dụng ngôn ngữ hình thể linh hoạt quyết định đến 55% thành công của bạn. Bởi chúng bổ trợ cho giọng nói của bạn cũng như khiến nội dung mà bạn muốn truyền tải trở nên sinh động, hấp dẫn hơn dù cho chúng có khô khan, trừu tượng tới đâu. Đây cũng chính là bí quyết giúp bạn lôi cuốn bất kỳ người nghe nào và khiến họ tập trung nhiều hơn vào điều bạn muốn nói.

 

Bên cạnh đó, trong vài trường hợp khi gặp rào cản trong ngôn ngữ thì ngôn ngữ hình thể sẽ trở thành phương tiện duy nhất để giao tiếp. Khi hai bên chẳng thể hiểu đối phương đang nói gì thì chỉ cần một vài cử chỉ, ánh mắt hay nụ cười đơn giản cũng đủ để chúng ta giao tiếp với nhau. Vậy nên để luyện giọng nói hay thì ngoài việc phát âm rõ ràng, điều chỉnh tốc độ cho phù hợp thì bạn cũng cần biết cách kết hợp lời nói cùng ngôn ngữ hình thể phù hợp.

 

2. Những lưu ý để giúp bạn có giọng nói hay hơn. 

Bên cạnh những tip mà bạn cần biết trong quá trình luyện giọng nói hay thì bạn cũng nên duy trì một số thói quen tốt cho giọng nói sau:

2.1. Giữ ấm cổ họng: 

Tất cả những người mà cần phải nói nhiều, đều có những cách chăm sóc cho cổ họng của mình. Cách hữu hiệu nhất đó chính là giữ ấm cổ họng. Những người nói nhiều còn hạn chế uống nước hay ăn đồ lạnh, thay vào đó họ sẽ luôn sử dụng nước ấm để uống trong một ngày. 

 

Giọng nói được tạo nên bởi dây thanh quản trong cổ họng. Và nó được cấu thành từ những nếp gấp (lớp mô) với sự chuyển động phức tạp, dây thanh sẽ rung động liên tục khi ta nói và thả lỏng khi ta dừng lại. Nếu các nếp gấp có đủ độ ẩm, chúng sẽ dễ dàng ép vào nhau. Từ đó tạo nên âm thanh mà không cần quá nhiều áp lực từ phổi. Nói một cách khác là sẽ giúp giọng nói của bạn ổn định và chắc khỏe hơn, đồng thời cũng ít gây ra tổn thương dù cho có sử dụng thường xuyên. 

 

Mặt khác, điều này không chỉ là hoạt động về mặt thể chất mà còn liên quan đến hệ thần kinh của người nói. Bởi não bộ con người cần có nước để có thể giữ trạng thái cân bằng nhất. Khi đó giọng nói mới chất lượng. Thêm vào đó, việc kích thích não bộ cũng giúp bạn ghi nhớ các nội dung cần nói dù là câu thoại ngắn hay cả một kịch bản dài. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể tự tin và linh hoạt hơn trong giao tiếp.

 

2.2. Hãy để ý đến chất lượng giấc ngủ của bạn. 

Tưởng như giấc ngủ thì chả liên quan gì đến vấn đề nói của bạn, nhưng không, thiếu ngủ sẽ rất khó tập trung vào các chủ đề khi đang nói chuyện. Đồng thời thì giọng nói của người này sẽ ít có sự nhấn nhá hơn bình thường, tạo cảm giác đơn điệu khi nghe.

 

Bởi trong khoảng thời gian ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày, các tế bào trong cơ thể sẽ được nghỉ ngơi và bắt đầu quá trình tái tạo, phục hồi. Các dây thanh quản cùng hệ thống hô hấp cũng như vậy. Và nếu như giấc ngủ của bạn không đảm bảo thì cả cột hơi, dây thanh quản của bạn đều bị ảnh hưởng. Từ đó mà giọng nói cũng trở nên yếu hơn rõ rệt, thậm chí người nghe cũng có thể cảm nhận rõ sự mệt mỏi trong giọng nói của bạn.

 

2.3. Không được la hét hay gằn giọng. 

Việc la hét hay gằn giọng sẽ khiến cổ họng tổn thương trực tiếp đến dây thanh quan của người nói. Việc la hét sẽ khiến các nếp gấp ở thanh quản bị va đập vào nhau với lực mạnh hơn bình thường. Từ đó dẫn đến họng bị tổn thương, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giọng nói. Cùng với đó trong một vài trường hợp xấu hơn, bạn sẽ có thể cảm thấy đau rát vùng cổ họng sau nhiều lần gằn giọng hay la hét. 

 

2.4. Giải tỏa căng thẳng: 

Theo khoa học thì khi não bộ của con người bị kích thích quá mức do tâm trạng căng thẳng, lo âu có thể dẫn đến hội chứng rối loạn giọng nói. Điển hình nhất là khó thở do căng cơ quá mức. Do đó luyện giọng nói hay không chỉ là về âm thanh phát ra mà còn phải luyện cả về tâm lý của người nói.

 

Giảm bớt tình trạng căng thẳng này bằng cách thường xuyên hít thở sâu bằng cơ hoành, tập thể dục thường xuyên hay thiền định cũng như các cách thức khác để giúp tâm lý bạn khỏe mạnh hơn.

 

2.5. Thường xuyên luyện giọng hay mỗi ngày. 

Sẽ không có bất cứ phương pháp nào hiệu quả nếu không được rèn luyện thường xuyên. Chỉ có việc trực tiếp thực hành, tự tìm ra thiếu sót trong giọng nói của mình và chỉnh sửa nó, mới có thể giúp bạn tiến bộ nhanh chóng. Hãy biến việc luyện tập trở thành một thói quen, rồi dần để nó trở thành bản năng của bạn.

 

Tổng kết: 

Ngôn ngữ và giọng nói là phương pháp dễ kết nối với mọi người nhất, đặc biệt, nếu bạn là HLV Yoga, cần tiếp xúc nhiều với học viên, hơn nữa bộ môn mà bạn dạy là để kết nối thân- tâm- trí nên giọng nói càng quan trọng hơn nữa. Nếu bạn chưa có một giọng nói hay thì hãy lưu bí kíp này lại, luyện tập nó mỗi ngày để bạn thấy sự thay đổi. 



-->
sdt