5 dấu hiệu cho thấy bạn đang tập Asana quá mức

Trong nhịp sống hiện đại xô bồ, có lẽ Yoga là cách lý tưởng để con người ta bắt kịp với nhịp sống ấy. Đôi khi, tốc độ hoạt động trong ngày của chúng ta bị dồn nén vào chính những bài tập Yoga. Khi mà tâm trí đã quen với việc hoạt động liên tục, đột nhiên bắt nó dừng lại, nghỉ ngơi là cả một thách thức. Chúng ta đang nằm trong một vòng luẩn quẩn: cứ hoạt động nhiều, tới lớp tập các động tác Yoga cường độ cao và rồi lại quay lại công việc hối hả. Vì vậy mà cơ thể và tâm trí ta không có được sự nghỉ ngơi thực sự.

Và rồi, chúng ta lại dễ rơi vào trạng thái tập Yoga quá mức. Việc tốt được làm quá nhiều thì cũng trở thành không tốt. Bởi vậy, bạn hãy theo dõi 5 dấu hiệu dưới đây để kiểm tra xem mình có thể đang lạm dụng các bài tập asana quá mức không nhé!

1. Khó tập trung vào hơi thở

 

Để tôi chia sẻ về câu chuyện tập Handstand của mình, tư thế mà tôi đã phải chật vật tập luyện trong cả năm trời. Tôi đã từng sợ bị đổ xuống và phải dùng chính sự kiên định của mình để làm chủ tư thế. Tôi tham gia vào các lớp học cường độ cao, ở đó tôi cứ tập đi tập lại mà không hề nghỉ ngơi chút nào.

Rồi huấn luyện viên tới hỗ trợ tôi. Thầy đến gần đặt một tay vào lưng tôi và ngay lập tức bảo tôi không nên nín thở. Tôi vẫn còn nhớ thầy nói: “Whoa whoa, hít thở nào!”. Nhưng tôi vẫn cứ nín chặt nhịp thở. Mọi tập trung dồn vào nỗi sợ đổ xuống và sự kiên định khi vào Handstand.

Điều này xảy ra khi tôi đã quá tập trung để thực hiện được tư thế đứng trên các ngón tay ấy. Kể từ đó, tôi học được cách chuyển tập trung ra xa khỏi tư thế tôi muốn làm chủ. Thay vào đó, tôi tập trung vào hơi thở. Mỗi lần tâm trí có vẻ trôi dạt đi nơi khác, tôi liền quay lại với hơi thở. Khi tôi đã tập trung vào hơi thở rồi, cơ thể sẽ tự nhiên theo đúng nhịp điệu của nó. Kiểm soát hơi thở và nó sẽ dẫn dắt bạn đi sâu vào từng tư thế.

2. Bạn luôn quan tâm “không biết mình trông thế nào trong tư thế này”

 

Lưng tôi đã uốn đủ cong cho tư thế Lạc đà? Trông tôi có đẹp trong bộ đồ Yoga này không? Tôi cá là với tư thế này trông tôi rất dẻo dai. Tôi cá là không ai có thể tin tôi thăng bằng chỉ bằng tay phải. Liệu đây có phải là một bức ảnh đẹp?

Hãy để cái tôi của bạn bên ngoài cửa phòng tập đi! Tôi là một nạn nhân của loại Yoga chuộng hình thức như vậy và cũng đã nếm vài giọt đắng khi bị chấn thương vì quá để ý tới hình ảnh của mình khi tập. Khi tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh của chính mình, tôi đã quên lắng nghe cơ thể.

Và nhiều người trong chúng ta cũng thường mắc phải lỗi lầm như vậy, khi tự ép bản thân quá mức cho phép chỉ để làm các tư thế cho thật chuẩn, hay có được những khung hình đẹp để khoe khoang. Nếu bạn thấy mình đang như vậy, tôi khuyến khích bạn nên nhắm mắt và tập trung trở lại vào bên trong mình.

3. Bạn không muốn kém cạnh bạn tập bên cạnh

Rất nhiều người trong chúng ta thường có mong muốn khiến bản thân trở nên tốt hơn và hướng đến cái tốt nhất. Tuy nhiên, trong lớp Yoga, điều quan trọng là không nên nghĩ các bài tập là một cuộc ganh đua. Hãy là chính mình khi đang trên thảm tập.

Bạn nên nhớ rằng mỗi người đều có dáng điệu riêng trong mỗi asana. Không ai giống ai khi tập cùng một tư thế. Mỗi người sẽ mang hình dáng đặc trưng được hướng dẫn bởi các nguyên tắc chung của asana đó. Và bạn cứ nhắm mắt lại, quên đi mọi thứ ở xung quanh. Thay vì quan tâm tới mình trông ra sao hoặc xem backbend đã đủ sâu hơn người tập bên cạnh chưa, hãy nghĩ về những gì mà asana đó mang lại cho bạn.

5.Chế giễu các tư thế thư giãn

 

Chúng ta thường có suy nghĩ coi các tư thế Đứa Trẻ hoặc Xác Chết (Savasana) không phải là các tư thế thả lỏng. Chúng ta nghĩ như vậy bởi vì ta muốn có được những lợi ích thể chất nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Vì vậy, ta thường có xu thế ép cơ thể quá mức khi tập trên thảm.

Tuy nhiên, thư giãn cũng là hoạt động quan trọng. Yoga là hành trình tìm kiếm sự cân bằng, là sự hài hòa giữa cao và thấp, âm và dương, nghỉ ngơi và hoạt động. Vì vậy hầu hết những hiệu quả đều xảy đến trong những lúc nghỉ ngơi, giúp tái tạo cơ và làm thanh tịnh tâm trí. Bởi vậy, đừng coi thường các tư thế thư giãn các bạn nhé!

5. Bạn bị phân tâm bởi những lợi ích thể chất

 

Bạn có đang nghĩ mình đang đốt cháy được bao nhiêu calo với tư thế này? Bạn có thấy tức giận khi chưa làm được Chaturanga không?

Chúng ta đều muốn mình trông xinh đẹp và cảm thấy thoải mái. Và Yoga là phần quan trọng trong lối sống cân bằng giúp ta đạt được các mục đích đó. Bạn có thể và hoàn toàn đốt cháy calo trong lớp Yoga. Bạn cũng có thể và sẽ có được sức khỏe, độ dẻo dai và cân bằng. Nhưng những đích đến cuối cùng ấy không nên trở thành điểm tập trung trong suốt bài tập của bạn.

Tập luyện Yoga là cả một quá trình. Nó cần sự kiên nhẫn. Hãy sống và hít thở từng phút giây với bản chất thực sự của nó. Bạn cần chú ý và thu nhận những cảm nhận có được mà không nên bị gắn chặt quá nhiều với kết quả.

Tập luyện Ahimsa với tâm trí, cơ thể và tâm hồn

Ahimsa nghĩa là không bạo lực, không bạo lực với thế giới xung quanh bạn và với chính bạn. Các bài tập Yoga rất hữu ích cho cơ thể. Khi bạn ở trên thảm, bạn lắng nghe, thấu hiểu và chấp nhận cơ thể mình ở giây phút đó. Hãy quan sát sự kiên nhẫn trong khi tập các tư thế thách thức và chấp nhận giới hạn của mình.

“Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”

Yoga là sự kết hợp hài hòa giữa tâm, thân và trí. Bạn có thể đi nhanh nếu chỉ tập trung vào các tư thế thể chất. Nhưng nếu muốn tiến xa hơn trong hành trình Yoga của chính mình và khám phá thế giới thì bạn phải lắng nghe cơ thể, tâm trí và nuôi dưỡng tâm hồn mình.



-->
sdt