Là một HLV Yoga, bạn cũng cần phải chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp, điều này nhiều người thường không để tâm lắm, nhưng để có nhiều học sinh thì nằm rất nhiều ở phương pháp giảng dạy. Bạn thắc mắc sao cùng học một nơi, nhưng có người nhiều học viên thích đăng kí lớp còn có những người thì lớp lại vắng, mọi người trong lớp không hào hứng với tiết dạy đấy. Cùng đọc bài viết dưới đây để Học viện Yoga Hương Anh “bật mí” cho bạn những cách xây dựng bài giảng hay nhé!
Xây dựng chuỗi sáng tạo dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng của HLV.
1. Xây dựng chuỗi tạo cảm hứng.
Chuỗi là bao gồm nhiều động tác khác nhau, các nhóm tư thế, tác dụng của chuỗi thường để tăng thêm sức mạnh lên toàn bộ cơ thể, tập trung sức mạnh lên toàn bộ cơ thể ở các phần bằng nhau, thể hiện tính linh hoạt & cân bằng. Di chuyển cột sống trong tất cả các tư thế, các hướng khác nhau (gập, mở rộng, uốn & xoắn).
Tạo cảm hứng trong lớp học bằng các chuỗi.
Khi thực hiện các tư thế cơ bản trong chuỗi cân bằng (khởi động, làm ấm, tư thế đứng, đảo ngược, ngả lưng ra sau, vặn xoắn, gập về trước và kết thúc bằng thư giãn savasana hay còn gọi vui là tư thế “xác chết”). Bạn có thể dễ dàng ghép một biến thể để giữ cho mọi thứ tuy đơn giản nhưng cũng thực sự thú vị.
2. Tư thế đỉnh.
Tư thế đỉnh là tư thế khó nhất trong chuỗi bài, hoặc có thể không phải khó nhất nhưng lại tạo năng lượng nhiều nhất trong buổi học ngày hôm đấy, giúp học viên được kích thích năng lượng, muốn chinh phục tối đa.
Chọn một đỉnh để tất cả các học viên cùng cố gắng đạt được ( chẳng hạn như tư thế Bánh xe ), đây là một tư thế khó, yêu cầu học viên của bạn phải có đủ khả năng mở lưng trên mới có thể lên được tư thế. Hãy giao cho học viên mục tiêu và hỗ trợ học viên để có thể lên được tư thế (trong trường hợp cảm nhân được học viên có thể làm được). Việc đặt mục tiêu, xác định trình tự các tư thế của lớp học, là một HLV Yoga, bạn nên đặt mục tiêu ở các tư thế nâng cao để tăng tính kích thích cho học viên, gợi mở hỗ trợ dẫn đường để định hướng học viên.
Tư thế đỉnh là tư thế khó nhất trong chuỗi bài, hoặc có thể là tư thế tạo năng lượng nhiều nhất trong chuỗi bài cho học viên.
Tuy nhiên, đối với những “tư thế đỉnh” có phần nâng cao hơn, HLV Yoga hãy xem xét trình độ của học viên, cần lược bỏ hoặc thêm vào để hướng dẫn sao cho học viên cảm thấy những biểu hiện tích cực. Cũng đừng quên hướng dẫn học viên kết hợp nhịp thở.
3. Tập trung vào giải phẫu hình thể.
Hướng dẫn các tư thế với lợi ích tập trung vào một vùng cụ thể của cơ thể (vai, ngực, bụng, hông, đùi,… ) là một cách dễ dàng và hiệu quả để các bạn học viên có thể cảm nhận được sự khác biệt và cố gắng vượt lên trên khả năng của mình, mỗi ngày một chút. Nếu HLV Yoga quan sát thấy học viên tham gia lớp đều đặn, hãy tinh tế xoay vòng các vùng tập trụng thông qua bài tập, tư thế.
4. Dạy vào một điểm trọng tâm.
Mỗi người sẽ có phong cách hướng dẫn Yoga khác nhau, bạn có thể lựa chọn một hoặc hai điểm trọng tâm trong mỗi buổi tập – giống như chọn tự thế đỉnh. Điều này sẽ không chỉ giúp bạn dễ dàng xác định các tư thế sẽ xuất hiện trong mỗi chuỗi bài tập của bạn, mà còn giúp bạn hướng dẫn & truyền đạt trở nên thú vị, dễ tiếp thu hơn trong các buổi học.
Chọn một điểm trọng tâm để dạy trong buổi học cũng khiến học viên rất hào hứng chinh phục.
5. Chọn chủ đề hay cảm giác.
Chọn một chủ đề hoặc dùng cảm giác với từng buổi học, kết hợp tư thế hoặc các nhóm tư thế nhằm giúp học viên thể hiện và trải nghiệm cảm giác, thái độ hoặc bài học mà người HLV Yoga muốn truyền đạt. Ví dụ, chủ đề của bạn chỉ đơn giản là “lòng biết ơn” và trình tự của bạn có thể tập trung vào việc nâng nhẹ nhàng của ngực, mở rộng thân hướng tới tư thế tim mở. Hoặc chủ đề của bạn có thể là “sức mạnh của bản thân” và sau đó bạn cho học viên giữ tư thế Chiến binh. Chủ đề là vô tận, cũng không có đúng hay sai, vấn đề nằm ở sự sáng tạo dựng trên việc người HLV Yog chuyên nghiệp cần để ý đến khả năng, cơ địa của từng học viên trong lớp.
Tổng kết:
Mỗi người HLV Yoga sẽ tự lựa chọn cho bản thân một phương pháp dạy để thu hút học viên. Điều này cần dựa vào nhiều yếu tố để bạn tự xây dựng “chìa khóa” của riêng mình. Muốn nâng tầm chất lượng giảng dạy của bạn thân lên level cao hơn thì bạn cần có sự đầu tư, ngoài việc học trong lớp còn cần bạn dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng sáng tạo của bản thân để có những bài giảng riêng biệt. Nó là “vũ khí” giúp bạn thu hút được học viên của mình đấy!