Trong cơ thể con người, cột sống chính là phần trụ cột để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Các đốt xương trên cột sống kết hợp với dây chằng cùng với đĩa đệm tạo thành một ống sống giúp bảo vệ tủy sống bên trong. Vậy đó thì Yoga có tác dụng gì với cột sống của bạn, liệu có mang lại hay thay đổi gì với nó. Hãy cùng Hương Anh giúp bạn làm rõ vấn đề hết sức quan trọng này nhé.
Cong vẹo cột sống là gì?
Vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị cong sang một bên, làm cho xương sườn hoặc cơ nhô ra xa hơn so với bên còn lại. Đối tượng thường hay dễ mắc phải tình trạng này là các thanh thiếu niên.
Nguyên nhân dẫn đến vẹo cột sống có nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Bẩm Sinh
Vẹo cột sống bẩm sinh được xác định do sự phát triển bất thường của cột sống thai nhi .Điều này xảy ra có thể do ảnh hưởng từ mẹ khi mang thai có tiếp xúc với các chất độc hại hoặc hoạt động gây chèn ép, tạo tác động mạnh lên thai nhi,..Đây là nguyên nhân vẹo cột sống phổ biến nhất
- Di truyền
Tuy chưa có một nghiên cứu chính thức nào chứng minh vẹo cột sống là do di truyền, tuy nhiên tỷ lệ người bị vẹo cột sống bẩm sinh khi có người nhà cũng mắc bệnh là khá cao. Các chuyên gia y tế cũng khẳng định rằng di truyền có một liên hệ chặt chẽ với tình trạng vẹo cột sống ở người.
- Sau Phâu Thuật
Đây là một nguyên nhân hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra. Tình trạng này là biến chứng mà người bệnh có thể mắc phải sau khi trải qua cuộc phẫu thuật lớn. Tuy nhiên, khi cảm thấy có những dấu hiệu bất thường người bệnh nên báo ngay với bác sĩ điều trị của mình.
- Hệ Thần Kinh
Những người mắc bệnh thần kinh cơ sẽ ảnh hưởng đến các chức năng và sự phát triển của cơ, trong đó có vẹo cột sống.
- Hoạt Động Sai Tư Thế
Đây là nguyên nhân thường xảy ra ở đối tượng độ tuổi lao động và trẻ em. Trẻ em ngồi học, đeo cặp sách quá 10% trọng lượng cơ thể, người lớn làm việc sai tư thế, mang vác vật nặng thường xuyên,… sẽ tạo áp lực lớn lên cột sống khiến cột sống bị quá tải và biến dạng.
Yoga có tác dụng gì với căn bệnh vẹo cột sống
Hiện nay Yoga là một bộ môn quen thuộc và phổ biến với nhiều người. Yoga được xem là các bài tập trị liệu hiệu quả đối với nhiều căn bệnh trong đó vẹo cột sống cũng không ngoại lệ. Vậy những mặt lợi khi kết hợp Yoga để trị liệu căn bệnh vẹo cột sống:
- Giúp giảm đau cho người bệnh. Yoga không chữa được vẹo cột sống nhưng các động tác có thể giúp bạn giảm đau và tăng cường các cơ xung quanh cột sống. Điều đó giúp tăng cường sự dẻo dai của cột sống.
- Phục hồi dần dần đường cong tự nhiên của cột sống. Mỗi một bài tập trong Yoga sẽ giúp cho cột sống bạn được kéo dãn ra, uốn lại theo nhiều mức độ khác nhau. Tất cả các việc trên đều giúp phòng ngừa và sửa chữa những tư thế sai của cột sống, giải phóng các dây thần kinh khỏi sự chèn ép.
- Ngoài ra còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái về tinh thần giảm stress hiệu quả.
Nhưng sẽ có một vài lưu ý cho những người vẹo cột sống khi tham gia bộ môn Yoga
1. Luôn cần có người hướng dẫn được đào tạo bài bản
- Yoga không phải bộ môn tập phù hợp với tất cả mọi người, ngay cả đối với những người không bị cong vẹo cột sống. Vậy nên mỗi người nên có các bài tập để phù hợp riêng với cơ thể của mình.
- Những người bị cong vẹo cột sống nên bắt đầu tập Yoga với sự hướng dẫn riêng thay vì các lớp học nhóm. Tại Hương Anh có các lớp dành riêng cho việc chữa trị cho căn bệnh cong vẹo cột sống. Với phương pháp phù hợp, an toàn và hiệu quả được đưa lên hàng đầu tại các lớp trị liệu của Hương Anh.
2.Bỏ qua các bài tập khó và không thoải mái
- Người bị vẹo cột sống cần chọn những bài tập Yoga chữa vẹo cột sống phù hợp. và nên bỏ qua các tư thế tập khó, khiến cơ thể không thoải mái. Bên cạnh đó, nên tránh các tư thế đòi hỏi phải cúi Lưng, gập lồng ngực hay vặn mình nhiều. Đừng đẩy cơ thể của bản thân đến với mức giới hạn.
Gợi ý các bài tập cho người bị cong vẹo cột sống
- Tư thế em bé
Lợi ích : Cải thiện và tăng cường chức năng của cột sống ở vùng lưng. Người bị vẹo cột sống luyện tập mỗi ngày sẽ giảm triệu chứng đau nhức, cột sống sẽ được keos giãn. Đồng thời giúp máu được lưu thông tốt hơn, giảm stress hiệu quả.
Cách Thực Hiện
- Ngồi quỳ gối lên trên gót chân, cơ thể thả lỏng. Sau đó mở rộng dần đầu gối và hông, thở đều đặn
- Người cúi về phía trước giữa 2 đùi.
- Từ từ mở rộng hông, giữ nguyên tư thế để phần giữa hai đùi được thư giãn.
- Hai tay duỗi thẳng về sau xuôi theo thân, lòng bàn tay mở hướng lên trên.
- Thả lỏng vai để toàn bộ trọng lượng vai, bụng, thư giãn trên đùi.
- Giữ nguyên tư thế này ít nhất trong 30 giây.
- Cuối cùng thư giãn rồi hít thở đều, ngồi dậy từ từ, kết thúc động tác.
- Tư Thế Hổ Mang
Lợi ích: Tác động lên cột sống lưng giúp kéo giãn đốt sống và máu lưu thông tốt hơn
Cách thực hiện:
- Người bệnh nằm sấp, hai chân duỗi thẳng theo thân, hai tay đặt song song với hai bên ngực và lòng bàn tay úp xuống sàn.
- Hít thật sâu rồi dùng lực tay đẩy phần ngực và đầu lên. Nửa thân dưới vẫn giữ nguyên ở trên sàn tập.
- Cố gắng mở rộng ngực, giữ trong thời gian từ 5 – 7 giây.
- Hạ thấp người xuống từ từ về tư thế ban đầu.
- Lặp lại động tác tương tự từ 10 đến 15 lần.
- Tư thế cây cầu
Lợi ích: Kéo giãn cột sống, cải thiện hệ tuần hoàn giúp máu lưu thông tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh nằm ngửa trên sàn tập.
- Hai đầu gối gập vuông góc với thân, mở rộng chân bằng vai.
- Hai tay duỗi thẳng xuôi theo thân, lòng bàn tay úp xuống sàn.
- Sử dụng lực tay đẩy hông và ngực lên cao. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng thời gian 30 giây rồi thả lỏng về trạng thái ban đầu.
- Thực hiện lập lại tư thế này từ 5-7 lần.
- Tư thế tam giác
Lợi ích: Kéo giãn cột sống hỗ trợ điều trị cong vẹo cột sống, giảm đau nhức
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng người, hai chân dang rộng và tay duỗi thẳng thả lỏng.
- Đưa hai tay sang ngang, nghiêng người sang bên phải sao cho tay chạm sàn tập.
- Tay trái giữ nguyên, nghiêng đầu và mắt nhìn theo hướng của bàn tay trái.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng thời gian 5 giây, sau đó đổi bên.
- Thực hiện tư thế tam giác từ 7-10 lần cho mỗi bên.
- Tư thế con mèo
Lợi ích: Kéo giãn được toàn bộ đốt sống cột và cột sống lưng. Giải phóng sự chèn ép ở các rễ thần kinh cột sống. Giảm đau nhức, thư giãn cơ thể.
Cách thực hiện:
- Người bệnh ở tư thế bò ở trên sàn, hai tay song song với hai chân tương tự như dáng đứng của con mèo.
- Hít thật sâu, họp bụng siết chặt hông, đẩy lưng lên cao, đầu cúi xuống dưới sàn.
- Giữ nguyên tư thế trong thời gian 5 – 7 giây.
- Từ từ thở ra, thả lỏng cơ thể rồi hạ thấp bụng và đầu ngửa lên trên.
- Thực hiện lặp lại tư thế này từ 7 – 10 lần.
- Tư thế châu chấu
Lợi ích: Tăng cường sức mạnh cơ bắp từ cột sống xuống chân, phòng ngừa cong vẹo cột sống, còng lưng. Kéo giãn và tăng khả năng đàn hồi cho xương cột sống, giảm đau nhức hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Người bệnh nằm sấp ở trên sàn, cơ thể thả lỏng, hai tay đặt dọc theo thân người.
- Hít sâu rồi nâng toàn bộ phần thân và chân lên khỏi mặt sàn tập.
- Mở rộng vai, ngực, hai tay kéo về phía sau, lòng bàn tay mở rộng.
- Ngẩng đầu nhìn về phía trước.
- Sau đó nâng chân lên, đầu gối không được uốn cong, hai chân duỗi thẳng và kéo căng.
- Hóp mông lại, kéo căng cơ đùi hết mức để bụng tiếp sàn tập.
- Giữ nguyên tư thế này ít nhất 30 giây, kết hợp thở đều đặn.
- Hạ phần chân và tay xuống rồi từ từ thoát khỏi tư thế. Thả lỏng toàn bộ cơ thể, thư giãn.
- Thực hiện lặp lại 5 – 7 lần.
- Tư thế ngồi cúi ra trước
Lợi ích: Tư thế này giúp kéo dài lưng, giảm sự chèn ép các rễ dây thần kinh. Giúp giảm đau cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Ngồi trên sàn hai chân duỗi về phía trước.
- Cúi người về phía trước để hai tay chạm vào các ngón chân hoặc bàn chân.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 đến 7 giây.
Tóm lại vẹo cột sống là một bệnh lý phổ biến. Ngoài các cách trị liệu đặc trưng thì việc luyện tập Yoga cũng đóng vai rất quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh. Hiện tại Trung tâm Hương Anh đang mở Lớp trị liệu về việc vẹo cột sống của các Giáo viên nhiều kinh nghiệm chữa trị bệnh vẹo cột sống, nếu bạn có quan tâm tới các khóa hoặc của Hương Anh đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.