Tác dụng của thủ ấn trong Yoga và cách thức thực hiện

Từ tiếng Phạn “Mudra” được dịch từ tiếng Anh là “cử chỉ” hoặc “thái độ”. Mudra còn được hiểu là những cử chỉ hay thái độ về tâm linh, cảm xúc, sự sùng bái và thẩm mỹ. Các Yogi có những Mudra chuyên sâu như quan điểm về dòng chảy năng lượng, nhằm mục đích kết nối các nguồn năng lượng cá nhân với nguồn năng lượng vũ trụ. Trong cuốn sách Kularnava Tatra, họ đã chỉ ra rằng từ mudra là sự kết hợp của từ mud nghĩa là sự “vui thích” hay “thú vị” và dravay – dạng đơn giản của dru, mang nghĩa là “truyền cảm hứng”. Ấn chú cũng có thể được hiểu là “con dấu’, “lối tắt” hoặc “mạch vòng”.

Ấn chú là tổng hợp các chuyển động tinh tế về thể chất có khả năng thay đổi tâm trạng, thái độ, quan điểm cũng như làm sâu sắc hơn nhận thức và sự tập trung. Một Ấn chú có thể bao gồm chuyển động toàn cơ thể trong tổ hợp asana, pranayama, bandha và các kĩ năng hình dung hoặc chỉ là một tư thế tay đơn giản. Trong cuốn sách Hatha Yoga Pradipika và nhiều cuốn sách về yoga khác, họ coi ấn chú như là yoganga, một phần độc lập của yoga đòi hỏi sự nhận thức tinh tế. Sau khi thông thạo về asana, pranayama và bandha và xóa bỏ hoàn toàn sự bế tắc, ấn chú mới được nhắc đến.

Yoga tin rằng thủ ấn giúp định hướng dòng sinh lực cho cơ thể và kích hoạt các vùng tinh thần khác nhau. Từ đó nó giúp điều trị nhiều loại bệnh khác nhau và tăng cường sức khỏe. Trong phần thực hiện, mỗi ngón tay sẽ có liên hệ với một thành phần đặc trưng của trái đất, không khí, nước, lửa và vũ trụ.

Có 8 thủ ấn giúp bạn điều trị đau đầu, căng thẳng, u sầu và tăng cường sức khỏe nói chung.

1: Gyan Mudra: Mudra của não bộ

Để bài tập Gyan Mudra có hiệu quả nhất, bạn nên tập vào buổi sáng sớm, khi tâm trí còn minh mẫn, sáng suốt và ai cũng có thể tập bài tập này. Cách tập: đầu ngón tay cái và ngón trỏ chạm nhau, ba ngón còn lại giữ thẳng hoặc để tự do.

2. Vayu Mudra: Mudra của luồng khí trong cơ thể

Các chuyên gia yoga thiền khuyên rằng khi đã đạt được mục đích luyện tập của Vayu Mudra thì nên dừng lại, bởi việc tập luyện trong thời gian dài có nguy cơ gây ra mất cân bằng trong cơ thể.

3. Prithvi Mudra: Mudra của hệ tuần hoàn máu

Đầu tiên, bạn ngồi tư thế hoa sen, hai bàn tay giữ thẳng, đặt ngửa trên đầu gối. Sau đó, chạm đầu ngón cái vào đầu ngón tay áp út rồi giữ chặt, những ngón còn lại giữ thẳng. Tư thế này có thể tập vào mọi lúc trong thời gian tùy thích.

4. Agni Mudra: Mudra của hệ tiêu hóa

Agni Mudra nên được tập vào sáng sớm lúc còn đói bụng và ai mắc bệnh khó tiêu thì không nên tập thủ ấn này. Để tập động tác này, đầu tiên bạn gập ngón áp út rồi lấy ngón cái nhấn vào đốt thứ hai của ngón áp út, các ngón tay còn lại giữ thẳng. Mỗi khi tập động tác thủ ấn này nên giữ nguyên tư thế ít nhất 15 phút mỗi ngày.

5. Varun Mudra: Mudra của dòng chất lỏng

Varun Mudra không quy định thời gian tập, thế nên bạn có thể áp dụng bất kì lúc nào mình muốn. Việc bạn cần làm chỉ là chạm ngón tay cái vào đầu ngón tay út mà thôi, các ngón tay còn lại vẫn giữ thẳng. Trong khi tập, bạn cần lưu ý tránh nhấn vào phần gần móng tay út bởi sẽ gây ra tình trạng mất nước của cơ thể.

6. Shunya Mudra: Mudra cho thính giác

Bạn chỉ cần lấy ngón cái nhấn vào đốt thứ hai của ngón giữa, những ngón khác vẫn giữ thẳng. Khi các triệu chứng bệnh đã hết thì không cần tập thủ ấn này nữa.

7. Prana Mudra: Mudra cho hệ miễn dịch

Đầu tiên, bạn ngồi ở tư thế hoa sen, sau đó chạm đầu ngón tay áp với ngón út vào đầu ngón tay cái.

8. Parana Mudra: Mudra cho tim

Chụm đầu ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón cái lại, ngón út và ngón trỏ duỗi thẳng.

 

 



-->
sdt