Bệnh tâm thần: Liệu trình trị liệu rối loạn tâm thần bằng phương pháp tập luyện Yoga

Mục lục nội dung:

  • I. Bệnh rối loạn tâm thần
  • II. Điều trị chữa bệnh rối loạn tâm thần nhờ phương pháp tập luyện Yoga
  1. Ujjayee pranayama
  2. Suryanamashar Asana
  3. Uttanpada Asana
  4. Paschimottan Asana
  5. Bhujanga Asana
  6. Trikona Asana
  7. Sarvanga Asana
  8. Matsya Asana
  9. Dhanur Asana
  10. Hala Asana

 

Bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm...Bệnh tâm thần điển hình bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện.

Vấn đề sức khỏe tâm thần được gọi là bệnh tâm thần khi các dấu hiệu và triệu chứng bệnh thường xuyên gây căng thẳng, ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày. Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng bệnh tâm thần có thể được điều trị bằng sự kết hợp của thuốc và tư vấn tâm lý. Yoga là một bộ môn, một phương pháp rất hiệu quả hỗ trợ bạn điều trị bệnh tâm thần, cùng theo dõi bài viết để biết được những lợi ích của Yoga điều trị chữa bệnh tâm thần

I. Bệnh rối loạn tâm thần

Nguyên nhân

Bất cứ sự rối loan nào về tinh thần đều có ba nguồn gốc: thiên nhiên, xã hội và bản thân con người đó.

Về thiên nhiên, có thể do tác động của một tai họa thiên nhiên nào đấy, hoặc của những hiện tượng thiên nhiên đặc biệt.

Về vấn đề xã hội, có thể là tôn giáo, chủng tộc, nòi giống, kinh tế, chính trị, hoặc do thay đổi phong tục, tập quán, nếp sống.

Cũng như vậy, trong vô số vấn đề bản thân, do tín ngưỡng, lòng tin, quan điểm, thái độ cùng những vấn đề nội tâm như có hận thù, ghen tỵ, tình yêu, tính lãng mạn, những cái thích và những cái không thích.

Con người trong mọi xã hội - công nghiệp, nông nghiệp, bộ lạc hay nguyên thủy, đều phải đối phó nhiều với những vấn đề khác nhau phát sinh từ ba nguồn trên.

Dù tính chất hay hình thức của những vấn đề con người có thay đổi do có sự thay đổi về điều kiện xã hội, nhưng về cơ bản vẫn giống nhau. Vì vậy ở đây cần quan tâm đến ý kiến của những nhà Yoga ở những thời đại khác nhau, đáng chú ý là nền tảng hệ thống Yoga của Kapil. Kapil đã nói gì về vấn đề này?

Giáo huấn của Kapil (700 năm trước Công nguyên) gọi là triết lý Samkhya.

Theo Kapil, giải đáp cho vấn đề này của con người là Samyak jnana – tạm dịch là kiến thức riêng biệt.

Trong tình trạng thiếu kiến thức riêng biệt, sự không quen thuộc và sự khác thường có biến cố là nguyên nhân gây đau khổ.

Người nào phát triển và đạt được sự hiểu biết đúng về bản thân và thiên nhiên, trong những biến cố đặc biệt và những gì tạo ra do ba nguồn nói trên đều không bị đau khổ.

Những ai có được sự hiểu biết khoa học về thiên nhiên, về sự cấu tạo của nó, biết được chức năng và quan hệ giữa cơ quan cảm giác, cơ quan hành động, tinh thần, trí tuệ và toàn bộ con người thì có thể chịu đựng đau khổ, duy trì trạng thái thần kinh cân bằng và sống một cuộc sống tuyệt diệu trong vui vẻ và hạnh phúc.

Song triết lý Samkhya không cho ta biết phương pháp và quá trình tiến tới đạt được mục đích này. Cần phải có một phương pháp dễ hiểu đi đôi với những lời nói hết sức đúng đắn của Kapil. Phương pháp này được Patanjali đưa ra trong Yoga Sutra. Vì vậy cần phải hiểu xem Patanjali đã nói gì?

Yoga Sutra của Patanjali.

Yoga Sutra của Patanjali (300 năm trước Công nguyên) là một luận thuyết nói về phương pháp để đạt mục đích mà Kapil đưa ra và có bổ sung thêm một số điểm. Trong khi Kapil nhấn mạnh đến việc đạt được Jnana - kiến thức, tức là chỉ bao hàm về tinh thần, thì phương pháp luyện Yoga của Patanjali mặt khác lại đề cập đến cả tinh thần lẫn thể xác. Về mặt này con người trong thuyết, Patanjali phải giải quyết hai vấn đề một lúc, nghĩa là vừa phải đạt được Samyak jnana vừa phải tập luyện Yoga để có được tinh thần và thể xác ở mức hoàn hảo. Theo phương pháp này, thông qua việc kết hợp jnana và tập luyện. người ta không những có sức khỏe tuyệt diệu mà còn có thể duy trì quan hệ hài hòa giữa thể xác và tinh thần.

Cần phải biết rằng Yoga không thể chữa cho tất cả các loại bệnh tâm thần. Vì rằng những người muốn tập Yoga phải có khả năng tư duy để hiểu được những nguyên tắc, phương pháp và ý niệm cơ bản của môn này và đủ sức tập luyện, ngay cả bài tập đơn giản nhất. Có được thể chất và tinh thần như vậy, những người muốn tập Yoga mới có thể sử dụng nó một cách đúng đắn.

Lợi ích Yoga đem lại cho việc điều trị chữa bệnh về tâm thần

Để tận dụng hết lợi ích của Yoga, người tập cần hiểu đúng các yếu tố thiết yếu trong luyện tập Yoga. (Xem thêm về lợi ích của Yoga chữa bệnh và điều trị)

Người mắc bệnh tâm thần đặc biệt chú ý đến:

a, Yoga chữa bệnh.

b. Yếu tố cần thiết để luyện tập Yoga.

c, Chế độ ăn uống thích hợp.

d, Tắm rửa.

Hiểu đúng những vấn đề nói trên và áp dụng đúng, người tập sẽ đạt được kết quả khả quan. Hiểu được các lợi ích và các vấn đề của Yoga chữa bệnh, người tập nên bắt đầu tập Hatha Yoga tuần tự theo các bước và giai đoạn dưới đây.

II. Điều trị chữa bệnh rối loạn tâm thần nhờ phương pháp tập luyện Yoga

Hatha Yoga.

Hatha Yoga bao gồm Pranayama, Asana BandhaMudra. Những người mắc bệnh tâm thần chỉ nên tập một vài phần có chọn lọc trong giai đoạn đầu. Khi đã lấy lại được trạng thái tinh thần bình thường họ có thể tập các phần trong Hatha Yoga mà họ muốn và ưa thích. Sau khi hiểu được như vậy rồi, nên bắt đầu tập theo tuần tự sau:

 Tuần đầu tiên thứ tự theo các thế sau: 

 

 1. UJJAYEE PRANAYAMA – THỞ 

Pranayama chủ yếu là hít thở khí trời. Trong khí trời có nguồn sinh lực. Hô hấp là một bộ phận lọc lớn và là tác nhân mang sinh khí đến cho các cơ quan bên trong cơ thể và còn có tác dụng tang hấp thu, tang hoạt tính cũng như xoa bóp cơ thể và có tác dụng tang hấp thụ, tang hoạt tính cũng như xoa bóp cơ thể. Cơ thể con người sẽ tận dụng được hết những giá trị thông qua tập Pranayama.

Ujjayee Pranayama (Cách thở bằng miệng)
Ujjayee Pranayama (Cách thở bằng miệng)

Ujjayee pranayama có thể tập theo hai cách: đứng và nằm. Thế đưng gây tác dụng tối đa, còn thế nằm có kém hơn một chút. Song tập đứng đòi hỏi ta phải ráng sức nhiều trong khi tập nằm lại dễ hơn. Vì thế nên tập ujjayee ở thế nằm trong một tháng, sau đó có thể chuyển sang đứng.

a. UJJAYEE PRANAYAMA  (Thế nằm)

Tư thế chuẩn bị:

Nằm ngửa, thẳng người. Bàn tay úp xuống sàn để sát vào người. Hai chân thả lỏng, hai gót chân dể sát vào nhau. Nhìn thẳng lên trên. Thở bình thường.

Ujjayee (Thế nằm)
Ujjayee (Thế nằm)

Cách thực hiện: Có 4 bước:

1. Thở ra đằng mồm.

2. Hít vào qua mũi.

3. Nín hơi và…

4. Lại thở ra đằng mồm…

Các bước này phải tiến hành liên tiếp như dưới đây:

- Thở ra cho hết khí trong người, thở ra liên tục và nhanh, luồng hơi thở ra nhanh như lúc huýt sáo. Thở ra giữ hai môi, mặt không nhăn (hình 18). Trong giai đoạn này, người vẫn thả lỏng. Trong khi thở ra thì bóp cơ bụng. Khi đã thở ra hết, chuyển ngay áng bước hai.

- Hít hơi vào chầm chậm qua mũi, không làm quá vội. Hít vào tối đã, hít thoải mái. Đừng cố quá. Người vẫn thả lỏng. Hít vào sẽ làm căng vùng bụng.

- Khi đã hít vào tối đa, hãy nín hơi và làm các động tác sau: Khít các ngón chân lại, duỗi thẳng ra, chân cứng, bóp dần bụng vào, bàn tay dưỡi ra, cơ toàn thân rung nhanh và nhẹ. Giữ ở thế Ujjayee (Thế nằm) khoảng 3 – 4 giây trong tuần đầu. Dần dần nín hơi tăng lên 6 – 7 giây trong tuần thứ hai hoặc thứ ba. Nguyên tắc là giữ hơi được bao nhiêu thì giữ và làm hết sức thoải mái.

Sau khi đã nin hơi đủ thời gian thì thở ra đăng mồm đúng như đã làm ở bước 1. Không thở vội. Trong khi thở ra thì bắt đầu buông lỏng cơ toàn thân từ đầu đến chân và tay. Khi đã thở ra hết toàn thân thư giãn.

Xong một lượt Ujjayee pranayama như vậy hãy nghỉ 5 – 6 giây. Trong khi nghỉ thở bình thường bằng mũi. Nghỉ xong tập lại từ đàu.

Ngày đầu chỉ tập 3 lần. Ngày thứ hai tăng lên 4 lần, ngày thứ ba tăng lên 5 lần. Mỗi buổi không tập quá 5 lần, nghĩa là 5 lần là tối đa. Nhưng muốn tập hai lần trong một ngày thì giữa hai lần phải cách nhau 8 tiếng, Tập vào buổi sang và buổi tối là thích hợp nhất.

Chú ý: Phải tập vào lúc đói. Tốt nhất là tập vào buổi sang. Muốn tập vào buổi tối thì phải sau bữa ăn tối 3 – 4 giờ. Phải tập ở nơi có không khí trong lành và khi thân nhiệt bình thường.

Ujjayee pranayama trong thế nằm cũng đem lại cho ta tất cả các lợi ích như tập ở tư thế đứng. Quan trọng là tập ở nằm dễ và an toàn cho tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi và điều kiện sức khỏe. Đặc biệt khuyên những người huyết áp cao, huyết áp thấp, những người quen dùng thuốc và những người người bệnh tim hãy tập tư thế nằm, đến khi thấy hoàn toàn bình thường mới chuyển sang tư thế đứng.

b. UJJAYEE PRANAYAMA (Thế đứng)

Chú ý: Thế đứng phải tập theo những yêu cầu và phương pháp sau, nếu không dễ bị ngã, bị thương, có thể gẫy tay, gẫy chân:

- Tập ở tư thế nằm khoảng một tháng rồi mới chuyển sang tư thế đứng.

- Tập ở nơi không khí tươi mát, trong lành, khi trong người không mệt mỏi, khi thân nhiệt bình thường và nguời tập không có gì phải vội vã.

- Các bước phải được tập dần và nhịp nhàng

Tư thế chuẩn bị:

Đứng thẳng, hai gót chân chụm lại, hai bên chân mở tạo thành một góc 40-450. Hai tay buông lỏng nhìn thằng về phía trước ngang tâm mắt. Đứng thẳng nhưng người không cứng. Sắc diện tươi vui.

Cách thực hiện:

- Thở ra đằng mồm;

- Hít vào đằng mũi;

- Nín hơi và …

Lại thở đằng mồm

Ujjayee (thế đứng)
Ujjayee (thế đứng)

Cụ thể là:

- Thở nhanh và liên tục ra hết đằng mồm. Hơi ra đi qua giữa hai môi và thoát ra như khi ta huýt sáo. Trong giai đoan này giữ toàn thân thả lỏng, khi ta bắt đầu thở ra dần dần bóp cơ bụng lại. Thở ra hết thì chuyển sang bước 2.

- Hít vào chậm và liên tục qua mũi. Đừng vội hít vào nhanh, không làm căng hoặc co cơ mặt. Hít vào thoải máu, vẫn để lỏng toàn thân. Khi đã hít vào tối đa thì cũng là lúc cơ bụng căng ra.

- Khi đã hít vào hết thì nín hơi. Để nín hơi được, quan trọng là phải co cứng dần toàn thân, từ chân đến ngực mà không vội nín hơi một lúc.

- Đầu tiên co cứng cơ bắp chân rồi đến cơ bắp đùi. Hớp dần bụng vào chỉ đến mức bụng vẫn thấy thoải mái. Ngực hơi nhô ra phía trước. Úp hai lòng bàn tay vào hai bên thân và cứng cánh tay và bàn tay lại. Nhìn thằng ngang tầm mắt, không nhô vai lên. Căng nhẹ toàn thân, không quá mức. Nín hơi chừng nào bạn còn thấy có thể được, không cố quá.

- Thời gian dầu tập nín hơi 2 – 3 giây, dần dần tang lên 6 – 8 giây.

- Tập Ujjayee pranayama không cần giữ hơi thật lâu.

- Sau khi giữ hơi theo thời gian dự định, hãy thở ra đằng mồm nhanh, nhưng phỉa kiểm soát hơi thở. Cùng lúc với thở ra, bắt đầu thả lỏng nhanh theo trình tự: đầu tiên là ngực, rồi đến cơ bụng, đến bắp đùi chân và tay, lúc vào thở ra hết thì toàn thân cũng được thư giãn. Trong khi thở ra không ngả hoặc ngửa đầu, ưỡn ngực. Phải giữ nguyên tư thế cho người thẳng.

- Đến đây là hết một lần tập.

- Hãy nghỉ 6 – 8 giây. Trong khi nghỉ chỉ hít vào – thở ra hai lần bằng mũi, mồm ngậm lại.

- Hết thời gian nghỉ, hãy tập lại lần khác theo đúng quy trình tự trên.

- Lợi ích nổi bật nhất của Ujjayee pranayama là nó vừa làm nhiệm vụ thải lọc, vừa tăng sinh lực, hoạt lực bên trong và điều chỉnh, chăm sóc bên ngoài.

- Đối với bệnh hen. Ujjayee pranayama rất có công hiệu trong việc hàn chữa và làm cho phổi và cuống phổi khỏe lên.

- Chúng ta biết rằng, không khí có khả năng hấp thụ một số thứ nào đó như hơi nước, hương thơm và mùi vị. Nó cũng có khả năng và sức mạnh để chuyển chở những vật thể trọng lượng lớn hơn. Chúng ta cũng biết rằng neeys bơm không khí vào một quả bóng và phần ngoài thôi, không khí sẽ chuyển động và tìm cách thoát ra. Điều này thấy rõ, nhất là khi có một lỗ châm kim rất nhỏ trên bề mặt quả bóng. Nhận thức được điều đó ta có thể dễ dàng hiểu là khi không khí được giữ trong người lâu hơn thì sẽ hấp thu được nhiều cặn bã thải ra trong cơ thể và khi thoáy mạnh ra ngoài nó mang theo cả những chất thải đó. Hơn thế nũa khi có áp lục dồn nén từ bên ngoài, không khí ngấm vào trong tói mức tối đa và có khả năng chà sát làm tang hoạt lực và xoa bóp các tế bào và cơ quan bên trong. Vì lợi ích độc đáo là các cơ quan bên trong được xoa bóp, nên ujjayee có lợi cho mọi người lớn tuổi.

2. SURYANAMASKA ASANA – CHÀO MẶT TRỜI 

Suryanamaska asana - Chào mặt trời
Suryanamaska asana - Chào mặt trời

Tư thế chuẩn bị:

Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai. Đầu và mình thẳng, hai tay để xuôi. Thở bình thường.

Cách thực hiện:

- Hít vào từ từ, mạnh và sâu, đồng thời đưa tay thẳng lên cao, lòng bàn tay hướng ra trước. Tiếp tục hít vào, đầu và tay ngửa ra sau.

- Thở ra từ từ, kéo dài đồng thời cúi xuống, hai đầu gối thẳng. Ở tư thế này nghỉ 5 – 6 giây rồi bắt đầu tập như trước. Tập 4 lần/ngày.

Suryanamaska Asana có tác dụng xoa bóp phần nội tạng nên rất tốt cho hoạt động của tuyến tụy.

3. UTTANPADA ASANA 

Tư thế chuẩn bị:

Nằm ngửa trên sàn, nhìn thẳng lên trần, hai tay xuôi, bàn tay úp, chân duỗi thẳng, hai gót chân chạm vào nhau. Thở bình thường

Cách thực hiện:

  • Hít vào chậm và sâu qua mũi, giữ nhi. thở bình thường.
  • Duỗi căng hai bàn chân càng nhiều càng tốt.
  • Nâng từ từ hai chân lên cao, cách sàn 25 - 30cm, đầu gối thẳng, giữ tư thế đó 6 - 8 giả, vẫn thở bình thường.
  • Bắt đầu thở ra, đồng thời hạ từ từ hạ. chân xuống, khi chạm sàn là thở ra vừa hết.

Thở bình thường hai nhịp (6 -8 giây) rồi lại lặp lại quá trình trên.

Hàng ngày tập khoảng 4 lần và không quá 5 lần trong một ngày.

Tư thế Uttanpada asana - Yoga chữa bệnh
Uttanpada Asana

Tư thế Bhujanga Asana – Rắn hổ mang - Yoga chữa bệnh
Uttanpada Asana (giơ một chân)

Nếu bị đau ở chỗ nào đó khi cùng đưa cả hai trân lên thì hãy đưa từng chân lên. Sau 4 tuần như vậy có thể tập cả hai chân.

Uttanpada vận động tất cả cơ bụng, cả cơ ở bên trong lẫn bên ngoài nên chữa được những bệnh về tụy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu và có thể điều trị cả bệnh đau lưng.

chỉ nên tập 4 vòng/ngày.

 

Sau khi đã tập 3 thế trên thì thư giãn theo thế Shava Asana (Xác chết). Thời gian thư giãn 5 phút, hoặc chỉ cần nằm ngửa và thở bình thường.

 

 Tuần thứ hai và thứ ba: ngoài 3 tư thế trên, tập thêm:

4. PASCHIMOTTAN ASANA 

Tư thế chuẩn bị:

Ngồi trên sàn, hai chân sát nhau và duỗi thẳng. giữ đầu, cổ và cột sống thẳng, đặt bàn tay xuống nhà ở hai bên hông

Tư thế Paschimottan Asana - Yoga chữa bệnh
Paschimottan Asana

Tư thế Paschimottan Asana - Yoga chữa  bệnh
Paschimottan Asana

Cách thực hiện:

- Nâng hai tay song song với hai chân.

- Đưa các ngón tay chạm vào mũi bàn chân (hình 9).

- Nếu bàn tay không thể chạm tới các ngón chân thì để xa cũng được, nhưng phải giữ thẳng hai chân, không nâng chân lên hoặc gặp gối.

- Tiếp đó cúi đầu xuống ở mức giữa hai cánh tay đồng thời thở ra hết.

- Đua thẳng cả hai cánh tay ra phía trước càng nhiều càng tốt (không co đầu gối), đặt hai long bàn tay lên hai mu bàn chân, bắt đầu hít vào. Giữ vị trí này 6 – 8 giây (hình 10), sau đó trở lại vị trí ban đầu.

- Thư giãn khoảng 5 giây và lại lập lại quá trình trên.

Tập luyện: khoảng 3 – 5 lần/ ngày.

Thế này có hiệu quả với hầu hết các bệnh về cột sống, thần kinh, các bệnh vùng bụng.

- Có hiệu quả đối với bệnh đái đường vì tác động đến tuyến tụy và được xem như một “insulin” bí mật.

 5. BHUJANGA ASANA - RẮN HỔ MANG 

Tư thế chuẩn bị:

Nằm sấp. Đầu đặt nghiêng trên một bên má. Hai bàn tay úp sấp đặt trên sàn, phía trước hai vai. Hai khuỷu tay co và khép chặt vào người. Hai chân duỗi thẳng. Thở bình thường.

Tư thế Bhujanga asana - rắn hổ mang - Yoga chữa bệnh
Bhujanga Asana

 

Cách thực hiện:

- Đầu tháng, hơi ngứa về phía sau

- Hít vào chậm và sâu, ưỡn đầu và ngực tối đa để phần thân trên rốn được nâng lên. Ở vị trí này bàn chân sẽ được duỗi căng hết mức, mũi bàn chân giữ chặt không nhắc khỏi sàn.

- Nhìn lên trần nhà và tiếp tục hít vào, Thời gian hít vào khoảng 6 - 8 giây.

- Bắt đầu thở ra và hạ đầu tựa má xuống sàn nhà.

- Toàn thân thả lỏng khoảng 6 giây.

- Rồi lập lại quá trình trên.

Mỗi ngày chỉ tập 4 lần như vậy.

Thế này vận động các cơ ở lưng, hông và cổ làm cho khí huyết các vùng ấy lưu thông. Oử tư thế này việc thở gặp trở ngại có tác dụng đẩy khí và huyết chạy đến nơi hiểm hóc nhất của gan, lá lách và phổi. Bhujanga Asana được gọi là một thế tốt nhất để chữa các bệnh về bụng. Ngoài ra nó còn làm cho cột sống mềm dẻo nên chữa được cả bệnh về cột sống và tang sự linh hoạt của ngực, vai, cổ, mặt và đầu. Do vậy làm tăng vẻ đẹp của mặt.

 2. TRIKONA ASANA 

Tư thế chuẩn bị:

Đứng hai chân mở rộng bằng vai, nhìn ra trước, hai tay thả xuôi. Giữ hai chân chắc và vững.

Cách thực hiện:

- Hít vào từ từ và cùng lúc nâng hai tay lên ngang vai, cánh tay thật thẳng, lòng bàn tay úp, tiếp tục hít vào tối đa. Giữ ở tư thế này 2 giây (hình 39).

- Sau đó bắt đầu thở ra, cùng lúc hạ tay trái và cúi người để ngón tay chạm chân trái, đồng thời nâng tay phải lên cao, lòng bàn tay hướng về phía phải. Thở ra hết và nín thở (hình 34).

Chú ý: Trong khi đưa tay lên chỉ gập chứ không nghiêng mình, mắt nhìn vào bàn chân trái khi tay trái chạm vào mũi, sau đó từ từ quay đầu sang bên phải cùng lúc đưa tay phải lên cao, cố gắng nhìn được nâng lên khoảng 2 giây; không chùng đầu gối

Trikona Asana (Phần đầu của động tác)
Trikona Asana (Phần đầu của động tác)

Tiếp đó đưa tay phải hạ xuống, đưa thẳng về phía trước, vẫn nín thở, mắt nhìn theo tay phải, bàn tay trái vẫn còn chạm vào chân trái, thân vươn thẳng về phía trước, hai chân thắng, các ngón tay đặt khít lại, thắng chắc (hình 35).

- Vân nín thở, đưa tay sang phải 45 độ rồi từ từ hạ xuống, các ngón tay chạm sàn, mắt nhìn vào tay này (hình 36).

- Bây giờ bắt đầu hít vào, đưa mũi bàn tay phải sang chạm ngón chân phải và từ từ đứng dậy, hai tay thả xuôi, trở lại tư thế ban đầu. Thế là xong một vòng Trikona Asana.

Nghỉ bằng hai nhịp thở bình thường. Sau đó làm lại từ đầu, nhưng đôi tay.

Tuần đầu mỗi ngày tập 4 vòng. Sau đó tăng lên 6 vòng và tối đa không quá 8 vòng một ngày.

Thế Asana này có tác động đến khớp cổ, khớp vai, cột sống, khớp chậu - đùi, cổ tay, khuỷu tay.

Những người bị đau khớp nên tập tư thế Santulan trước khi tập thể Trikona.

Trikona Asana (Phần hai của động tác)
Trikona Asana (Phần hai của động tác)

Trikona Asana (Phần ba của động tác)
Trikona Asana (Phần ba của động tác)

Trikona Asana (Phần cuối của động tác)
Trikona Asana (Phần cuối của động tác)

 

Sau khi tập 6 thế trên, thư giãn theo thế Shava Asana từ 10 đến 15 phút.

 Tuần thứ tư:

Trong tuần thứ tư, dần dần thêm hoặc làm tất cả các Asana dưới đây, hoặc chọn thoải mái: những Asana có thể thực hiện được một cách thoải mái:

 7. SARVANGA ASANA – Cây nến 

Tư thế chuẩn bị:

Nằm ngửa trên sàn. Lòng bàn tay úp xuống và để sát người. Thả lỏng bàn chân. Toàn thân thẳng. Nhìn lên trần nhà. Thở bình thường

Cách thực hiện:

- Duỗi thẳng các ngón chân và co cứng chúng lại.

- Hít vào và đồng thời tư từ đau hai chân thẳng lên. Khi chân ở vị trí thẳng đúng thì cũng là lúc hít vào tối đa.

- Đặt hai lòng bàn tay phía dưới mông bằng sức đẩy của hai tay nâng toàn thân lên, trong khi đó thở ra, hai chân gấp lại ở khớp chậu- đùi (Sarvanga Asana (cây nến) Phần đầu của thế).

Sarvanga Asana  (cây nến) Phần đầu của thế
Sarvanga Asana  (cây nến) Phần đầu của thế

Sarvanga Asana
Sarvanga Asana

Hít vào và nâng từ từ thân mình và hai chân thẳng lên đến mức cho phép, cho phép, không gắng sức quá. Chống hai tay sau lưng để giữ tư thế này (hình 29) khoảng 10 – 15 giây trong tuần thứ nhất. Thở bình thường. Dần dần nâng thời gian nâng thời gian lên một phút trong khoảng một tháng, rồi từ đó nâng lên 3 phút trong tháng thứ hai.

Trở lại tư thế chuẩn bị theo thứ tự: gập hai hai chân ở khớp gối, cùng chân áp đùi; chuyển từ từ lòng bàn tay về phía mông đỡ trọng lượng cơ thể và hạ dần thân mình xuống sàn. Khi mông và gót chạm đất, duỗi hai chân thắng tay đặt xuôi theo thân, lòng bàn tay úp xuống sàn.

Như vậy là đã hoàn thành một vòng Sarkanga Asana. Nghỉ khoảng 10 giây, thở bình thường trước khi làm Asana khác.

Sarpanga Asana chỉ làm một lần trong mỗi lần tập. Nhưng người mới tập chỉ nên giữ trong 10 giây, rồi tăng dần dần thời gian lên 3 phút.

Sarpanga Asana là một trong những Asana giá trị nhất của hệ thống Hatha Yoga. Nó là một tư thế của toàn thân. Không sót bộ phận nào của cơ thể mà nó không tác thế này. động, chi phối hoặc không được luyện trong thế này.

Đối với bệnh hen suyễn nó có giá trị y học. Bảng tác động nội tạng nó làm mất đi điều kiện yếu đuối của phổi. Từ đó cả hệ thống hô hấp được tăng cường củng cố, các bệnh về phổi được điều trị có hiệu quả.

 8. MATSYA ASANA ​

Matsya Asana được coi là một thế đối lại của Saranga AsanaHala Asana (cái cày). Vì hai thế này làm căng các khớp xương cổ, trong khi đó cằm chạm vào xương ức ép tuyến giáp lại, cản lồng ngực nở ra. Cho nên ở hai tư thế đó, thở ngực và thở sâu coi như bị loại trừ. Muốn cân đối lại, sau thế Sarvanga AsanaHala Asana phải tập ngay Matsya Asana. Matsya Asana làm cô ườn ra, gia phóng tuyến giáp khỏi sức ép, giúp cho sự ngực được thoải mái và làm căng các cơ hội cơ vai.

Masya Asana (phần động tác dễ)
Masya Asana (phần động tác dễ)

Tư thế chuẩn bị

Tốt nhất là ngồi hoa sen trên sàn nhà để tập thế này. Nhưng ngồi hoa sen có thể khó nên cũng có thể thay bằng ngồi duỗi thẳng hai chân ra trước, hai tay để hai bên mình. Nhìn ra trước. Thở bình thường.

Matsya Asana (trong kiểu ngôi hoa sen)
Matsya Asana (trong kiểu ngôi hoa sen)

Cách thực hiện

- Hơi nghiêng người ra sau, về phía phải. Khuỷu tay phải tựa xuống sàn để đổ thô mình, tiếp đó đặt khuỷu tay trái xuống sân.

- Ngực ưỡn cong lên cao, đồng thời ngửa đầu ra phía sau, làm cho ta cảm thấy mọi vật như bị đảo ngược, kéo cong hai bên mông về gần hai khuỷu tay.

Chú ý

- Ở một số người hay bị say sóng, say xe, làm động tác này dễ nôn nao và chóng mặt, đó là do một khuyết tật ở tại trong, không thuốc nào chữa được nên không cần thiết phải tập Asana này, mà chỉ nằm nghỉ vài phút và thở sâu.

- Đặt đầu xuống dân, đặt khuỷu tay tới trước, lưng cong ưỡn lên. Lúc này chỉ xương chẩm, cơ thắt lưng và hai khuỷu tay là tựa vào sàn (hình 30).

Mới đầu là như vậy, khi tập quen thì hai bàn tay đặt trên hai đùi và không tựa trên hai khuyu tay nữa (hình 31).

- Giữ tư thế và thở sâu khoảng 10 lần.

- Cuối cùng thả lỏng lưng và nằm sát trên sàn, nghỉ trong vài giây.

Trong khi tập chú trọng thở, thở bằng ngực trên. Khí quản được mở rộng trong động tác này nên phải tận dụng để không khí vào đây đến đỉnh phổi. Xương vai được đẩy lên nối giãn các xương sườn, lồng ngực mở rộng, trong 1 đó cố ý hạn chế thở bụng. Khi thở ra chú ý các cơ lại, khung lồng ngực co lại đây khí ra và cuối cùng ép các cơ bụng để đẩy tất cả khí lại ra.

Mỗi ngày chỉ cần tập thế này một lần 1 đủ. Nhưng nếu có thì giờ thì nên lặp lại lần thứ hai hơn là giữ lâu ở thế ưỡn cố, vì lần thứ hai. có thể cong người ưỡn cổ tốt hơn lần đầu.

Vì là thế ngược lại của Sarvanga Asana Hala Asana, nên Matsya Asana phát huy hết hiệu quả của hai tư thế trên bằng cách cân bảng tác động của chúng. Hơn nữa nó có hiệu quả đặc biệt đối với ngực, cột sống và bụng.

Đối với bệnh nhân bị hen suyễn, Matsya Asana đem lại những lợi ích to lớn: chữa tất cả các rối loạn của hệ thống hô hấp, làm cho ngực nở, dung tích thở tăng lên, không khí vào được nhiều đến tận đỉnh phổi. Hõm vai, cuống họng, cuống phối, những nhánh của phổi đều được xoa bóp mạnh.

Matsya Asana còn có những lợi ích khác. Người có ngực lép thường đi đôi với lưng còng và cứng, nhất là phía bả vai. Matsya Asana tàn động trực tiếp đến vùng ngoan cố ấy. Lúc đầu những người này thực hiện Matsya Asana rất khó khăn. Nhưng đừng nản chí, kiên trì sẽ thắng và công bỏ ra sẽ được đền đáp.

Khi tập Matsya Asana, lưng đỏ lên vì khí huyết từ vùng lưng lan xuống tuỷ sống được lưu thông, cơ bụng được củng cố, hệ thần kinh thực vật cũng có lợi.

Vùng rối mặt trời, vùng rốn thường bị thổn thức vì lo âu. Ở thế này do cơ bụng được căng ra đi đôi với thở sâu, nên cũng được gian ra. Gan, lá lách trong quá trình làm động tác này cũng được xoa bóp. Đối với phụ nữ, động tác có ảnh hưởng tốt đến buồng trứng. Bệnh trĩ cũng bớt đau và ít ra máu, vì thế Matsya Asana làm cho việc điều trị trĩ bằng thuốc tăng hiệu lực hơn.

Đối với những người tập thể Matsya mà ngồi tọa sen được thì còn có lợi nhiều.

Khi ngồi tọa sen động mạch ở đùi bị ép lại, hạn chế máu xuống hai chân nên tập trung nhiều vào vùng bụng dưới. Ở đàn ông, tinh hoàn chịu tác động nhiều nhất, nên có thể nói Matsya Asana đặc biệt tăng cường sinh lực.

 9. DHANUR ASANA – CÁI CUNG 

Tư thế chuẩn bị:

Nằm sấp, hai tay duỗi ra ở hai been thân. Quan trọng là thả lỏng hoàn toàn các cơ lung tạo thành công cho thế này.

Nâng cằm lên, trong khi hai bàn tay cùng lúc nắm lấy phần cổ chân. Chú ý để vị trí của ngón tay cái không đối diện với các ngón khác.

Cách thực hiện:

- Chỉ dùng lực của hai chân để tiến hành động tác, hai tay thụ động dùng để nối liền hai vai và hai cổ chân.

- Muốn tiến hành động tác phải căng mạnh các cơ đùi và cơ bắp chân để kéo mạnh bàn chân ra sau và lên trên, làm cho hai vai nâng lên và lưng cong lại. Trong cả quá trình động tác, toàn thân buông lỏng, trừ hai chân và các ngón tay. Nếu cơ lưng mà căng thì động tác không thực hiện được.

- Cuối động tác, đầu gối phải được nâng cao hơn cằm, đúng hơn là phải ngang với đỉnh đầu; xương mu không chạm sàn, trọng lượng của thân thể nằm trên phần trung tiêu, nếu không hiệu quả của động tác sẽ kém, nội tạng không được xoa bóp mạnh.

Dhanur Asana (cái cung)
Dhanur Asana (cái cung)

Phần dao động của động tác

- Khi toàn thân đã ở vào vị trí cuối thì bắt đầu giao động đu đưa hướng trước – sau như cưỡi ngựa gỗ, trước nhẹ, sau mạnh dần lên. Lần lượt là ngực rồi đến bụng và kết thúc là đùi chạm sàn.

- Có thế làm từ 4 đến 12 giao động, tùy theo sức mỗi người. Khi giao động có ba cách thở:

- Hít vào khi ngẩng đầu lên, thở ra khi cúi đầu lên, thở ra cúi đầu xuống.

- Thở theo nhịp bình thường.

- Giữ hơi thở về vị trí ban đầu. Nghỉ và thư giãn trước khi chuyển sang động tác khác

- Thế cái cung, ngoài tác động tới nội tiết và tiêu hóa còn ảnh hưởng tốt tới nhiều bộ phận trong cơ thể như chống còng lưng, làm mạnh các cơ đùi, cơ bụng, tác động mạnh đến vùng rối mặt trời nên chống được chứng béo phì vì làm tan dần lớp mỡ ở bụng.

 

 

Hala Asana – Cái cày (hình 44 – 45)

Asana này là một trong những tư thế tốt nhất trong hệ thống Hatha Yoga. Nó có một giá trị độc đáo và lợi ích khác thường. Nhờ vậy nó chiếm vị trí nổi bật trong các Asana.

Asana này có thể tập theo hai cách. Mặc dù trong đó có một cách dễ tập hơn, nhưng công hiệu và hiệu quả gần như nhau.

Cách một (dễ tập):

Tư thế chuẩn bị:

- Nằm ngửa, duỗi toàn thân thật thẳng.

- Chụm hai gót bàn chân và các nhà với nhau. Đặt úp hai lòng bàn tay trên và kéo sát vào thân. Đầu và cổ thẳng các ngón chân lại tay trên sàn nhà

Hala Asana (Phần dễ)
Hala Asana (Phần dễ)


Hala Asana

Cách thực hiện:

- Duỗi thắng cảng chân và cả các ngón chân. Hít vào và cùng lúc từ từ đưa hai chân lân cao thẳng đứng, lòng bàn tay vẫn giữ nguyên.

- Bắt đầu thở ra và cùng lúc hạ chân về phía đầu. Cố gắng để các ngón chân chạm sàn phía trên đầu với khoảng cách xa nhất có thể được. Không nên cố quá để giữ người được cân bằng trong tư thế này. Đó là tư thế “Cái cày” (hình 44).

Giữ mình trong tư thế này 8 – 10 giây.

Chú ý: Chừng nào còn trong bước hai này còn phải thắng cứng chân, không được cong đầu gối. Duỗi thẳng các ngón chân để có thể chạm sàn. Giữ nguyên hài lòng bàn tay trên sàn, cánh tay, bàn tay thật thẳng và vững.

- Hết 10 giây bắt đầu hạ từ từ lưng xuống sàn. Quan trọng nhất là hạ xuống từ từ, chậm rãi và nhẹ nhàng. Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn quay về vị trí ban đầu. Suốt thời gian hạ xuống, chân và các ngón chân giữ thăng cứng. Khi gót chân chạm sàn thì thư giãn toàn thân. Thế là đã tập xong một vòng thế “Cái cày”

- Bây giờ nghỉ từ 6 – 8 giây rồi tập thêm một vài vòng nữa theo trình tự trên.

Mới đầu tập 2 vòng/ngày. Dần dần tăng nhiều nhất là 4 vòng/ngày.

Thường xuyên tập luyện hai hay ba 12 trong tuần là đủ.

Cách hai (khó hơn).

Tư thế chuẩn bị:

Như cách một.

Cách thực hiện:

- Từ từ hít vào đồng thời đưa hai tay thắng lên cao song song với nhau, tiếp đó hạ tay xuống sau đầu, mu bàn tay chạm sàn. Khi tay chạm sàn thì bắt đầu thở ra.

- Sau khi thở ra hết, trở lại hít vào từ từ cùng lúc nhấc cả hai chân thẳng lên cao. Lúc hai chân đã đến vị trí thẳng đứng thì bắt đầu thở ra, đồng thời hạ chân xuống phía sàn sau đầu, các ngón tay, các ngón chân duỗi tháng chạm sàn, nếu không làm được thì cố hạ xuống thật thấp hết mức. Sau lần thở ra này thì thô bình thường, chú ý đầu gối không cong. Giữ cánh tay, bàn tay và lòng bàn tay song song với nhau (hình 45).

Giữ người cân bằng và giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây.

- Hết 10 giây, từ từ trở về vị trí ban đầu, chủ động theo trình tự sau:

Tiến trình trở lại vị trí ban đầu quan trọng không kém việc thực hiện toàn bộ thế này. Vì thế phải hết sức nhẹ nhàng, từ từ và chủ động. Để lưng hạ xuống trước, rồi đến hai bên lườn, hông và cuối cùng theo thứ tự bắp đùi, chân và gót chân.

Việc trở về tư thế chuẩn bị cũng phải làm từ từ.

Trong khi thao tác vẫn giữ nguyên vị trí tay trên sàn.

Khi gót chân đã chạm sàn mới đưa thẳng hai tay lên để trở về vị trí cũ trên sàn. Đặt lòng bàn tay xuống sàn và thế là đã tập xong một vòng.

- Thư giãn toàn thân khoảng 6 – 8 giây, rồi làm lại vòng nữa theo đúng như trình tự đã chỉ dẫn.

Ngày đầu tập 1 vòng. Sau vài ngày tăng - lên đến 4 vòng/ngày là mức tối đa, không vượt quá giới hạn này.

Lợi ích: Asana này có một số công dụng biệt. Theo trường phái Yoga Tantric Asana duy nhất làm tăng khả năng sinh Nó làm tăng thêm sức mạnh và nuôi dưỡng tuyển sinh dục làm cho chúng có hoạt lực. Hơn nữa nó còn có công dụng điều trị và điều hòa các tuyến sinh dục bị suy yếu dù ít, dù nhà. Nhờ vậy mà nó có tác dụng trị các chứng liệt dương, lãnh tinh và mất khả năng sinh dục.

Asana này còn có một số công dụng khác nữa. Nó luyện cho ta từng đốt sống một. Toàn bộ tủy sống được luân chuyển bình thường và xoa dịu. Vì thế nói đến tác dụng làm mềm dẻo cột sống, nó vượt xa các Asana khác.

Thế “Cái cày” có tác dụng chữa bệnh béo phì rất tốt. Nó làm giảm trọng lượng thừa mà không gây tổn hại gì đến cơ thể. Tập tư thế này vóc người sẽ cân đối vì vòng thắt lưng sẽ giảm, các cơ quan tiêu hóa hoạt động khỏe hơn, bộ mỡ và toàn bộ hệ thống thần kinh hoạt động tích cực hơn.

Thế này cũng có tác dụng rất tốt đối vùng mặt. Do máu tuần hoàn nhanh hơn

và dồn về vùng mặt nhiều nên nó nuôi toàn bộ vùng trên, vì thế lấy lại vẻ trẻ trung cho khuôn mặt.

 

Cuối mỗi buổi tập cần thư giãn theo thế Shava Asana, thời gian từ 15 - 20 phút (tùy thuộc vào thời giờ nhiều hay ít). Thư giãn như cây rất cần thiết đối với người bị bệnh tâm thần

Sau khoảng một tháng tập đều đặn các Asana nói trên thì tập thêm phần tập trung tư tưởng” sẽ nói dưới đây là phần rất cần thiết đối với những người mắc bệnh tâm thần.

Tập trung tư tưởng:

Tập trung tư tưởng là bước đầu của Raja Yoga. Tiếp đến giai đoạn cao hơn là trầm tư mặc tưởng. Trước khi diễn tả phương pháp tập, xin phép được nói sơ qua vài nét về bản chất và công dụng của nó.

Tập trung tư tưởng nghĩa là có thể hướng tâm trí của mình vào một điểm nào đó tùy ý.

Làm được như thế là ta có thể làm chủ được đầu não của bản thân và kiểm soát được sự diễn biến của nó. Không có tình cảm tự do và không để tâm vào những vấn đề, sự việc, tư tưởng hoặc đồ vật vô giá trị. Tâm trí chi cuốn hút vào những vấn đề có lựa chọn và nhắm vào mục đích mình mong muốn. Những chuyện vô nghĩa, vô dụng sẽ không được để tâm tới nữa.

Tập trung tư tưởng
Tập trung tư tưởng

Sau khi đã có khả năng tập trung tư tưởng nhờ tập luyện đúng đắn ta có thể trị được tình trạng suy nhược thần kinh rất tốt.

Người ta giải thích quan hệ này là quan hệ giữa tinh thần và thể xác như sau:

Về bản chất, tâm trí con người luôn có quan hệ với một số vấn đề, sự việc, đồ vật hay tư tượng nào đó. Nó chỉ cuốn hút vào một việc trong một thời điểm, dù rằng khoảng thời gian đó có thể ngắn hoặc dài.

Ta không thể nói trước được là nó sẽ để ý đến cái gì. Bản chất hay liên tưởng của tâm trí tạo ra một tình trạng đặc biệt trong cơ thể và ta cần biết điều này.

Vì trong bản chất của đối tượng, các vấn đề và sự việc, bản thân nó có liên quan đến tâm trí cũng phát sinh phản ứng đối với cơ thể. Nói khác đi, bản chất của phản ứng chính là bạn chất của đối tượng mà ta quan tâm. Cứ theo thế mà xét thì khi người ta để ý đến một điều gì đó có thể làm ta giận dữ, trong con người sẽ có đủ điều kiện và sự thay đổi tinh thần để cơn giận bốc lên.

Việc để tâm đến những việc không cần thiết, về bản chất sẽ gây ra trạng thái tình cảm không cần thiết trong con người ta và đi khi kết quả là ta lúc thì bị căng thẳng, phấn khích, cáu kỉnh, lúc lại vui tươi, rộn ràng.

Trong Yoga người ta nhấn mạnh là, ta có thể kiểm soát để không cho tâm trí ta phân tán không cần thiết và hướng năng lực tư duy vào đúng mục đích ta mong muốn.

Ta có thể có khả năng kiểm soát được luồng suy nghĩ của mình và hướng nó vào mục đích được lựa chọn thông qua tập luyện tư tưởng.

Để tập phần này phải có một số bước chuẩn bị như sau:

Xếp đặt đồ vật: Đặt một cái bình có cảm hoa lên trên một thứ đồ vật nào đó trong nhà, thấp vừa tầm sao cho chỗ cao nhất của bông hoa ngang với mắt bạn lúc ngồi. Bạn có thể cắm cả bó hoa hoặc chỉ cần một bông hoa to cũng được. Có thể là hoa thật hay hoa giả và để trước chỗ bạn ngồi khoảng 1,5m.

Phương pháp tập: Sau khi đã xếp đặt hệ hãy ngồi ở tư thế thoải mái (hình 46), xếp chân bằng tròn, để tay phải vào lòng đặt tay trái vào lòng bàn tay phải. Như vậy lòng bàn tay trái hướng lên trên, chồng lên lòng bàn tay phải.

Ngồi thẳng người. Đầu, cổ, cột sống thẳng. Người không cứng, các cơ đều thả lỏng, nhưng phải giữ người thắng, Thở bình thường.

Bước đầu tiên là kiểm soát biến đổi tâm lý. Làm như sau:

Nhìn vào bông hoa và cứ nhìn như thế khoảng 10 giây, cố đừng chớp mắt. Hết 10 giây thì nhẹ nhàng nhắm mắt lại và có hình dung trong óc hình dáng bông hoa. Nhắm mắt như vậy khoảng 10 giây.

Chỉ nhắm mắt 10 giây rồi lại mở mắt ra và lại nhìn vào bông hoa trong 10 giây nữa. Lặp lại quá trình mở – nhắm - mở, nghĩa là mở mắt ra nhìn, rồi nhắm mắt lại hình dung trong óc. Tuần đầu chỉ làm 5 lần trong một buổi tập. Dần dần nâng lên đến 10 rồi 15 lần và cũng là tối đa. Đừng bao giờ làm quá 15 lần trong một buổi tập.

Tập xong ngồi yên, chùng người xuống và ngồi thoải mái trong 2 phút. Thế là buổi tập đã kết thúc đầy đủ. Sau đó có thể ăn hoặc làm gì tùy ý.

Xin gợi ý là sau khi tập nhìn một bông hoa trong khoảng một tháng, nếu bạn muốn. thể cắm thêm một vài bông hoa nữa, mặc dù làm thế là không cần thiết.

Cũng xin gợi ý thêm là sau hai tháng tân với hoa, bạn có thể thay bằng thứ khác. Có thể lấy ảnh, tượng hay các bức họa mà bạn thích, có điều là phải chú ý đến cỡ, loại, màu sắc của chúng. Phải là cỡ trung bình, màu sáng dịu, vui mắt. Song đừng bao giờ lấy loại ly kỳ ra để tập.

Chú ý: Người tập phần này phải đọc và luôn luôn ghi nhớ những lời khuyên sau đây trong khi tập:

Toàn bộ thời gian tập tập trung tư tưởng không nên quá 10 đến 15 phút (trừ thời gian thầy giáo hướng dẫn trong 24 tiếng đồng hồ. Việc có ra giới hạn này là cần vì một số lý do sau:

1-Một số người tập có thể khoái thấy như hình ảnh khác thường hiện ra trong khi tập, ý thích này nếu không ngăn chặn sẽ đi đến chỗ phí thời gian vô ích.

2-Nếu người tập chỉ cốt để cho có cảm giác ly kỳ, hấp dẫn thì không những người đó đi chệch mục đích mong muốn mà còn chuốc lấy những hậu quả không lường được có thể ảnh hưởng tai hại đến hành động, tư tưởng, việc làm và cách xử sự của mình.

Vì thế nên phải giới hạn về thời gian để luôn luôn giữ cho người tập an toàn, không bao giờ phải gánh chịu những hậu quả tai hại.

Kiểm tra: Dù bạn đã tập trung tư tưởng hay chưa, bạn có thể tự mình kiểm tra theo chỉ dẫn sau:

1-Trong khi tập mà bạn chẳng nhìn thấy gì trong óc thì bạn chưa tập trung được.

2-Trong khi tập mà bạn thấy trong óc một vài thứ khác, nhưng không phải những thứ bạn đề trước mặt là bạn đã khá, nhưng chưa được.

3-Trong khi tập, bạn thấy trong óc đúng thứ đó, dù chỉ một giây thôi là bạn đã tập trung được tư tưởng rồi.

4-Khi nhìn thấy vật đó trong óc dưới bất kỳ hình dạng nào tới 5 giây là bạn đã tổ được tư tưởng rồi.

5-Khi bạn nhìn thấy đúng hình ảnh hay hình dạng của nó tới 10 giây là bạn đã đạt trình tập trung tư tưởng cao và lúc đó bạn đã hoàn toàn hồi phục.

 

Nguồn: Yoga chữa bệnh
 

Đọc thêm:

Yoga chữa bệnh - Những yếu tố cơ bản bạn cần biết

7 tư thế Yoga chữa bệnh đau bụng - Yoga chữa bệnh

10 bài tập Yoga chữa bệnh tiểu đường hiệu quả không nên bỏ qua - Yoga chữa bệnh

Dịch vụ tại Hương Anh Yoga:

Đào taọ giáo viên Yoga cấp bằng quốc tế 500h

Đào taọ giáo viên Yoga cấp bằng quốc tế 200h

Khóa đào tạo Yoga trị liệu 70h tại Hương Anh Yoga

Khóa học Yoga cho người mới

Chương trình học online tại nhà

Thẻ Yoga dành cho hội viên mới



-->
sdt