Tư thế Virasana

 Tư thế Virasana

Chào các bạn! Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn một tư thế Yoga có tên ” Tư thế anh hùng” (Virasana). Hãy trở thành anh hùng để đương đầu với các thử thách trong cuộc sống các bạn nhé.

Cách thực hiện

  • Quỳ xuống sàn, hai đầu gối hở nhau bằng chiều rộng của hai bắp đùi và hai bắp vế song song.
  • Đưa hai bàn chân rộng ra hơn chiều rộng của hai bắp đùi một chút, đồng thời giữ cho hai lưng bàn chân sát xuống sàn.
  • Nghiêng về phía trước rồi dùng hai bàn tay xoay phần thịt của hai bắp chân ra phía ngoài.
  • Thở ra đồng thời ngồi xuống sàn giữa hai bàn chân. Nếu thấy hai đầu gối khó chịu hay không thể ngồi xuống sàn được thì đặt một vật chêm giữa hai chân và ngồi lên đó.
  • Đặt hai bàn tay lên lưng hai bắp vế sát với đầu gối, hai lòng bàn tay úp xuống.
  • Thư giãn hai vai và phần thân trên đồng thời giữ cho xương sống thẳng đứng và rướn cao.
  • Hướng đỉnh đầu thẳng lên trần nhà và nhìn thẳng ra phía trước. Tưởng tượng mình như một chiến binh bệ vệ và kiêu hãnh.
  • Giữ tư thế từ 30 giây đến 1 phút. Sau khi thực hiện Tư thế Anh hùng rồi thì lắc mạnh hai chân để thư giãn hai đầu gối, mắt cá và bàn chân.
Tư thế Virasana

Tư thế Yoga – Tư thế Virasana

Lợi ích của tư thế Virasana

  • Làm tăng độ dẻo của hai chân bằng cách làm cho hai đầu gối, mắt cá và lưng hai bắp vế và bàn chân duỗi mạnh thêm.
  • Thường được dùng trong các bài tập thở và thiền.

Lưu ý khi tập tư thế Virasana

  • Khi bắt đầu tập tư thế này, bạn có thể thấy khó ngồi xuống sàn giữa hai bàn chân. Nếu không ngồi xuống sàn được thì có thể ngồi trên một vật chêm như khối chêm hay chiếc mền gấp lại.
  • Có thể dần hạ chiều cao của vật chêm khi đã cảm thấy hai đầu gối bị áp lực ít hơn và hai bắp vế bớt căng hơn. Có thể mất nhiều tuần lễ mới có thể ngồi xuống giữa hai bàn chân.
  • Đừng bao giờ làm cho hai đầu gối quá căng khi cố gắng ngồi xuống.
  • Những người bị chấn thương ở đầu gối hay mắt cá thì không thực hiện tư thế này.


-->
sdt