Top bài tập ngực cho nữ, cho vòng một căng tròn, chống chảy xệ sau tuổi 30

Một vòng ngực săn chắc, tròn đẹp chính là yếu tố đầu tiên thu hút ánh nhìn, tôn lên nét nữ tính quyến rũ của phụ nữ. Nhưng theo thời gian, cơ ngực của chúng ta sẽ dần mất đi sự săc chắc đặc biệt là sau tuổi 30 và những người đã trải qua quá trình sinh nở. 

Một vòng một nhỏ, thiếu sức sống luôn làm bạn cảm thấy mất tự tin, sau khi có một vài đứa trẻ vòng một của bạn càng trở nên chảy xệ, thiếu săn chắc. Không cần phải quá lo lắng vì những bài tập dưới đây sẽ giúp ích cho bạn sở hữu một bộ ngực săn chắc hoàn toàn tự nhiên và lấy lại vẻ cuốn hút thuở con gái.

Huấn luyện viên Ngọc Dũng tại Hương Anh Fitness cho biết: Cách duy nhất để cải thiện tình hình đó một cách an toàn và hiệu quả đó chính là luyện tập, đặc biệt những bài tập tạ có tác động rất lớn đến các cơ xung quanh làm cho vùng ngực chở nên săn chắc và căng hơn.

Các bài tập cơ ngực cho nữ sau đây sẽ giúp bạn xây dựng một vòng ngực đầy đặn, săn chắc và ngăn chặn chảy xệ ở ngực một cách hiệu quả nhất.

Bài tập chống đẩy

Là một bài tập vô cùng dễ dàng và có thể thực hiện được ở bất cứ nơi nào có tác dụng cực tốt trong việc xây dựng và định hình lại vòng một:

Cách thực hiện:

Động tác như sau: Nằm sấp xuống sàn nhà, 2 bàn tay đặt quá vai một chút, giữ thẳng lưng và nâng cơ thể bạn từ sàn nhà lên bằng cách đẩy thẳng 2 cánh tay. Sau đó hạ thấp cơ thể xuống sàn và lặp lại động tác.

Trông thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng nếu bạn mắc phải những sai lầm cơ bản của bài tập chống đẩy sau đây thì không những vòng một không được cải thiện mà ảnh hưởng đến xương khớp, thậm chí làm cơ thể đau nhức.

Không hạ tay đủ thấp khi chống đẩy

Lỗi đầu tiên có thể kể đến là hạ tay không đủ thấp điều này khiến lực tác động chủ yếu vào bả vai, không đem lại hiệu quả tối ưu. Để khắc phục điều này bạn nên bắt đầu ở 1 tư thế dễ hơn đó là quỳ gối, để học cách giữ thăng bằng. Từ từ hạ người song song với mặt đất, hít sâu đến khi cơ thể xuống vị trí thấp nhất và thở ra khi đẩy lên.

Cong lưng cũng là một lỗi rất thường gặp

Hạ hông thấp quá mức, lưng không thẳng, nâng cao mông là lỗi sai khiến việc tập luyện của bạn thất bại. Điều đó tác động xấu đến cột sống, gây đau lưng. Tư thế đúng là hạ tay tạo góc 90 độ, giữ vai, lưng và mông thẳng hàng.

2. Đẩy tạ qua vai

Bài tập đẩy tạ vai sẽ giúp tăng cường độ săn chắc của các nhóm cơ tay, vai và đảm bảo hoạt động trơn tru của khớp vai, cải thiện vóc dáng và độ thẳng của trục cơ thể. Có tác động rất lớn trong việc làm căng các nhóm cơ xung quanh hạn chế tối đa sự chảy xệ của vòng một.

Cách thực hiện:

Đứng thẳng hoặc ngồi, ngực mở, hai tay nâng tạ lên ngang vai, đẩy lên thẳng qua đầu, hạ xuống về vị trí ngang vai ban đầu và lặp lại.

Lỗi sai cơ bản khi thực hiện bài tập đẩy tạ qua vai mà bạn cần lưu ý.

1. Lưng cong

Cong lưng thường xảy ra khi chúng ta tập ở mức tạ cao hơn so với khả năng

Chính việc để cong lưng quá mức trong quá trình thực hiện động tác sẽ gây những tác động xấu tới vóc dáng và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây chấn thương cột sống.

2. Mất ổn định cơ thể

Việc đổ người về phía trước hoặc phía sau liên tục trong quá trình thực hiện động tác cũng sẽ làm giảm rất nhiều tác dụng của bài tập.

Hãy nhớ: Luôn luôn nhớ siết bụng, mở ngực và giữ lưng thẳng và cảm nhận rõ sự hoạt động của các nhóm cơ, giữ tư thế vững khi hoạt động.

3. Đẩy tạ đơn

Một bài tập tuyệt vời để cải thiện cơ ngực, hãy thử và cảm nhận những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại:

Bài tập tuyệt vời nhất ngăn ngừa sự chảy xệ cơ ngực ở phụ nữ sau tuổi 30

Cách thực hiện:

Để phần vai, lưng, cổ thư giãn trên một chiếc ghế dài. Lưu ý lòng bàn chân đặt trên sàn nhà, đầu gối vuông một góc 90 độ. Giữ tạ phía trên ngực, đẩy tay thẳng lên, sau đó hạ xuống phía dưới đầu tới mức căng nhất có thể.

Lỗi sai cơ bản khi thực hiện bài tập đẩy đơn mà bạn cần lưu ý.

1. Đẩy quá nhanh

Một sai lầm thứ hai mà các bạn thường hay mắc phải đó chính là: Tốc độ khi lên và xuống tạ quá nhanh. Nguyên tắc đẩy tạ là: Khi hạ xuống thì cần phải chậm và khi nâng lên thì cần lên nhanh. Ví dụ như lên một giây thì xuống phải hai giây. Tốc độ xuống tạ rất quan trọng, xuống chậm đồng nghĩa với việc kháng lực hay nôm na là lực đỡ tạ của bạn lớn, khả năng cơ ngực được tác động lên là rất nhiều khi thực hiện động tác này.

2.  Khóa khớp 

Là một sai lầm rất phổ biến. Chúng ta có những vị trí khớp thường gặp trong quá trình tập: Thứ nhất là khớp cổ tay, thứ hai là khớp khuỷu tay và thứ ba là khớp vai. Khớp khuỷu tay và vai là hai khớp quan trọng, các bạn không được khóa hai khớp này. Tức là khuỷu tay của bạn không được duỗi thẳng ra, mà phải hơi cong một chút. Nói đơn giản rằng khi đẩy đòn tạ lên thì không được để khuỷu tay duỗi thẳng ra, vì nếu bạn khóa khớp thì sẽ rất nguy hiểm, dẫn đến tai nạn trong khi tập luyện. Thứ hai là khớp vai. Khớp vai bị khóa khi tay dang rộng vuông góc với thân người, điều bạn muốn làm đó là tay dang vừa và không vuông góc với thân.

ĐỌC THÊM: 12 BÀI TẬP SQUAT CHO MỘT VÒNG 3 CĂNG TRÒN, NẢY NỞ

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẬP LUYỆN CÙNG HUẤN LUYỆN VIÊN CÁ NHÂN

 



-->
sdt