Nguy cơ từ tập thiền, Yoga sai cách

Nguy cơ từ tập thiền, Yoga sai cách

Chuyện tập luyện cho cơ thể cũng giống như ăn uống. Nếu ăn vừa đủ ta sẽ thấy ngon, quá mức ta sẽ ngấy và thậm chí còn phát bệnh vì nó.

1. Thận trọng khi tự tập thiền

Chị Hoàng Thị Minh (Hòa Hưng, Q3, Tp.HCM) kể: “Tôi cùng mấy chị bạn rủ nhau đi ngồi thiền ở nhà một người quen. Lớp học hơn 10 người, không có thầy dạy nên học miễn phí, người tập trước chỉ cho người tập sau, mọi người tìm giáo trình trên mạng, trong sách rồi phô tô cho nhau học. Mỗi ngày tập và ngồi thiền từ 30-45 phút, ban đầu tôi thấy nó rất hay ho nên tập chăm chỉ. Nhưng sang tuần thứ ba tôi thấy mình có dấu hiệu chóng mặt đau đầu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đêm lại rất khó ngủ, người bắt đầu hốc hác. Tôi nghĩ chắc mình bị ‘tẩu hỏa nhập ma’ nên dừng tập”.

Giải pháp: Theo thầy Nguyễn Xuân Điều (Trưởng bộ môn Trường sinh học Dưỡng sinh, Trung tâm UNESCO): Người ngồi thiền, luyện tĩnh công hay suy nghĩ mông lung, tâm ý tán loạn và người dùng ý điều khí lên – xuống sai phương pháp hướng dẫn nhưng vẫn cố sức và kéo dài thời gian luyện tập, khiến “hoả trược khí” bị ứ đọng tại các luân xa và bốc lên chạy khắp cơ thể làm rối loạn khí huyết, tổn hại hệ thần kinh, thân… Ngoài ra, khi tập thiền các huyệt đạo trong cơ thể sẽ được mở, người tập cần phải tìm một nơi học khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất của môn thiền, chớ không nên tự ý học lung tung nó sẽ mang lại cho bạn hậu quá khó lường.

Nguy cơ từ tập thiền, Yoga sai cách

2. Tập sai động tác yoga rất nguy hiểm

Chị Hoàng Thị Hoa (Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội) tháng trước phải vào viện cấp cứu vì bị ngã bất tỉnh khi khi đang tập yoga. Chị được bác sĩ chẩn đoán là bị trật khớp vai và giãn dây chằng chân khi thực hiện không đúng các tư thế ngồi chéo chân, đứng một chân và lại tập quá nhiều một động tác mà không có các tư thế đối nghịch nên gây ra tình trạng mất cân bằng giữa các nhóm cơ.

Giải pháp: Theo BS. Lê Thanh Tùng (Bệnh viện Thể thao Việt Nam): Nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám vì tập yoga xong có triệu chứng bị đau vai, cổ, lưng… nhưng vẫn không nghĩ đau là do tập yoga không đúng hoặc quá sức… Khi tập, cần đúng động tác, không nên quá sức chịu đựng. Bạn cũng cần cho hướng dẫn viên biết tiền sử tình trạng sức khỏe của mình để biết cách tập thế nào là phù hợp. Ngoài ra, bạn nên tập ở những nơi có uy tín.

Nguy cơ từ tập thiền, Yoga sai cách

Nguy cơ từ tập thiền, Yoga sai cách

3. Đi bộ nhiều chưa chắc đã tốt

Còn như bác Nguyễn Thị Mến (Kỳ Đồng, Q10, Tp.HCM) tâm sự: “Hàng ngày cứ sau bữa ăn tối là tôi cùng một số bà bạn hàng xóm rủ nhau đi bộ cho khỏe người. Tôi luôn nghĩ rằng mình tập luyện điều độ thì sẽ có kết quả. Nhưng không ngờ mọi thứ lại không như tôi mong muốn, gần đây tôi thấy chân bị đau, ban đầu đau ít rồi đau nhiều, cơ thể cứ uể oải dần, đôi khi đầu óc cứ bị quay cuồng… Đi khám bác sĩ được chẩn đoán là tôi bị giãn tĩnh mạch, cần tránh vận động mạnh và hạn chế đi bộ lâu, nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho chân và các bộ phận khác trên cơ thể. Thế là từ hôm đi chẩn đoán về tôi phải rút ngay ra khỏi “hội các bà đi buổi tối”.

Giải pháp: Theo chuyên gia Lê Văn Ân, (Giám đốc Trung tâm Thể dục Thể hình-Thẩm mỹ Thiên Ân, Tp.HCM): Đi bộ giảm cân không đúng cách có thể dẫn tới các vấn đề như giãn tĩnh mạch, giãn dây chằng, thoái hóa khớp, đau nhức mỏi, chuột rút… Nhiều người, khi thực hiện đi bộ nhanh để giảm cân sẽ thấy đau lưng và các khớp gối. Đi bộ cũng phải có lượng thời gian vừa phải, không phải cứ tập lâu là tốt. Bạn nhất thiết phải khởi động nhẹ khoảng 5 phút. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các triệu chứng đau cơ, chuột rút… Không nên tập với cường độ quá nhiều có thể dẫn tới giãn hoặc đứt dây chằng. Ngoài ra, trong trường hợp ăn quá no trước khi tập cũng có thể dẫn tới viêm và sa dạ dày…

Trung tâm Hương Anh Fitness & Yoga với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao 100% đền từ Ấn Độ với các bài tập và phương pháp luyện tập khoa học sẽ giúp bạn tránh hoàn toàn khỏi các chấn thương và đạt kết quả tốt nhất.

Theo Fitness & Yoga



-->
sdt