Ngay khi bạn ngừng tập thể dục, cơ thể sẽ thay đổi "tồi tệ" như thế nào?

Cơ thể của bạn sẽ gặp phải nhiều thay đổi “tồi tệ” nếu việc tập luyện thể dục bị ngưng trệ.

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Thật khó có thể hình dung điều kinh khủng xảy ra với cơ thể nếu bạn ngưng tập thể dục.

Đôi khi sự chán nản hay lười biếng làm chúng ta trì hoãn việc tập thể dục, vận động cơ thể. Điều này khiến cơ thể phải gánh chịu những hậu quả khó lường.

"Cái giá phải trả" cho việc ngừng tập thể dục là gì?

Việc ngừng luyện tập thể dục không chỉ làm suy yếu cơ bắp mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nữa.

Ngay sau khi dừng luyện tập 1-2 ngày, huyết áp của bạn sẽ tăng cao. Theo các nhà khoa học, cơ thể của chúng ta cần thời gian khoảng 2 tuần để thích ứng với thói quen mới.

Ngừng luyện tập còn khiến đường huyết gia tăng. Theo các nhà nghiên cứu, khi bạn luyện tập, các mô cơ sẽ "tiêu thụ" hết lượng đường từ nguồn thức ăn mà cơ thể tiếp nhận. 

Ngược lại, khi bỏ bê việc tập luyện, lượng đường trong cơ thể sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng mà tồn tại trong máu, khiến đường huyết tăng cao.

Bên cạnh đó, việc ngưng tập luyện chỉ sau 2 tuần còn có thể khiến các cơ bắp của bạn sẽ giảm sức mạnh rất nhanh, các cơ yếu đi trông thấy.

Lý giải nguyên nhân, chuyên gia sinh học thể thao Stacy Sims cho hay, khi cơ thể ít hoạt động, các tế bào cơ bắp sẽ chuyển đổi oxy thành năng lượng. Lúc bấy giờ, cả sức mạnh và khối lượng cơ bắp đều giảm đáng kể.

Ngoài ra, một nỗi sợ ám ảnh "dai dẳng" nữa đó chính là tăng cân, béo phì. Khi bạn ngừng vận động khiến cơ thể không thể đốt cháy hết lượng calo và lượng mỡ tích tụ từ lượng thức ăn nạp vào. Điều này khiến cơ thể rất dễ tăng cân và béo lên từng ngày.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, thông tường, tỉ lệ mỡ trong cơ thể có thể gia tăng 12% chỉ sau 5 tuần ngừng luyện tập.

Một tác hại của việc không tập luyện có thể kể đến là tâm trạng và cảm xúc của bạn sẽ trở nên tiêu cực hơn. Việc ít vận động khiến lượng oxy bơm lên não ít hơn, khiến bạn khó tập trung và dễ cáu gắt.

Đó mới chỉ là những tác động cơ bản mà cơ thể người gặp phải nếu từ bỏ việc tập thể dục, rèn luyện thể chất. Video dưới đây sẽ cho thấy rõ về những tác động lên cơ thể con người thông qua lượng ‘VO2 max’ thậm hụt.

Giảm sức mạnh cơ bắp.

Vì lý do chấn thương, bệnh tật hoặc bận rộn công việc, bạn ngừng tập luyện trong một thời gian dài, lúc đó cơ thể sẽ bắt đầu mất dần sức mạnh và cả khối lượng cơ bắp, đặc biệt nếu bạn đang quen với cường độ rèn luyện thường xuyên.

Một nghiên cứu được công bố trong năm 2010 trên Medicine and Science in Sports and Exercise cho thấy các vận động viên dừng tập luyện trong 5 tuần, sức mạnh bị giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, các chuyên gia thể dục tại Mỹ lưu ý những người bị mất khối lượng cơ và cả sức mạnh có thể lấy lại được phong độ như trước đây sau 6 tuần tập luyện trở lại.

Trọng lượng và chất béo tăng lên.

Nếu đột nhiên ngừng tập thể dục, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự gia tăng mỡ và có nguy cơ tăng cân, đặc biệt nếu không thay đổi chế độ ăn uống sau khi ngừng tập. Một số nghiên cứu năm 2010 phát hiện các vận động viên nghỉ tập luyện có nguy cơ gia tăng mỡ trong cơ thể sau khoảng 5 tuần.

Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2014 trên tạp chí PLoS ONE cho thấy các cầu thủ bóng đá ngừng tập luyện trong 6 tuần, mỡ và trọng lượng cơ thể có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, ngừng tập luyện không phải là yếu tố gây tăng cân, nếu bạn biết kiểm soát hoặc biết cách giảm lượng calo tiêu thụ, bạn có thể ngăn ngừa tăng cân hoặc thậm chí giảm cân hiệu quả nhất, bởi cơ luôn nặng hơn mỡ.

Giảm hiệu suất tập luyện.

Theo Fitday, bất kể hình thức tập luyện ra sao, khi đột nhiên nghỉ giữa chừng và sau đó chơi lại, bạn sẽ cảm thấy mất dần độ bền và sức mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy mất khoảng từ 2-4 tuần tích cực tập luyện trở lại, bạn mới có thể lấy được độ bền và sức mạnh như trước đây.

Huyết áp tăng.

Tập thể dục được biết giúp hạ huyết áp, nên không có gì ngạc nhiên khi dừng tập luyện có thể gây tăng huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên PloS ONE năm 2014 cho thấy mức độ huyết áp có xu hướng tăng sau 1-2 tuần ngừng tập luyện.

Tuy nhiên, không tiếp tục tập luyện không có nghĩa huyết áp sẽ tăng cao. Ngoài việc tập thể dục thường xuyên, còn có một số phương pháp khác có thể giảm hoặc kiểm soát huyết áp như: giảm lượng natri trong chế độ ăn uống, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, quản lý căng thẳng, tránh thuốc lá và hạn chế rượu, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ.



-->
sdt