Cách để Điều trị căng cơ - Phần 3: Ngăn ngừa căng cơ

1. Khởi động. 

Căng cơ xảy ra khi cơ bị kéo căng quá mức, thường là do bạn gắng sức trước khi khởi động đúng cách. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để giãn cơ và làm ấm cơ trước khi tham gia hoạt động thể chất.

  • Nếu thích chạy bộ, bạn nên chạy bộ chậm một đoạn trước khi chạy nước rút hoặc chạy nhanh hơn.
  • Nếu chơi thể thao, bạn nên chạy bộ chậm, tâng bóng hoặc tập Calisthenics (bài tập rèn luyện sự dẻo dai) nhẹ nhàng trước khi bước vào cuộc chơi.

2. Tập rèn sức mạnh. 

Kết hợp nâng tạ và các bài tập rèn sức mạnh khác vào thói quen tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ bị căng cơ trong khi hoạt động. Tập tạ tự do ở nhà hoặc trong phòng tập tạ tại phòng tập thể hình để tạo vùng cơ trung tâm rắn chắc, khỏe mạnh và giữ cho cơ luôn dẻo dai.

3. Biết khi nào nên dừng lại. 

Bạn rất dễ bị cuốn hút ngay khi bắt đầu một hoạt động thể chất và từ đó ép bản thân tiếp tục, ngay cả khi cơn đau ở cẳng chân hoặc cánh tay cảnh báo bạn nên ngừng lại. Nên nhớ rằng tạo áp lực lên cơ bị căng chỉ khiến vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu gây rách sâu, bạn có thể không được tham gia vào bất kỳ trận đấu nào cho đến hết mùa giải.

Lời khuyên

  • Thử thoa dầu xoa bóp nóng/lạnh để xoa dịu cơn đau. Dầu không giúp giảm sưng nhưng sẽ giúp cơ cảm thấy tốt hơn.
  • Sau khi tình trạng sưng giảm bớt, bạn có thể chườm nóng để làm ấm cơ trước khi tập thể dục.
  • Tắm bồn nước ấm.
  • Đặt miếng giữ nhiệt lên cơ bị căng để giảm đau.
  • Mát-xa sâu để giảm co thắt cơ bắp nhưng chỉ mát-xa sau chấn thương 48 tiếng.


-->
sdt