10 bài tập Yoga chữa bệnh tiểu đường hiệu quả không nên bỏ qua - Yoga chữa bệnh

Mục lục nội dung:

  • Bệnh tiểu đường ( Bệnh đái tháo đường)
  • I. Chế độ và phương pháp ăn uống hợp lý
  • II. Tập luyện Yoga: 10 tư thế Yoga chữa bệnh tiểu đường hiệu quả không nên bỏ qua
  1. Suryanamaskar Asana – Chào mặt trời 

  2. Uttanpada Asana 

  3. Bhujanga Asana – Rắn hổ mang 

  4. Shalabha Asana – Châu chấu 

  5. Pashimottan Asana 

  6. Ardhavakra Asana – Vặn mình 

  7. Matsyendra Asana 

  8. Suptanvajra Asana 

  9. Dhunur Asana – Cái cung 

  10. Shava Asana 

10 bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường hiệu quả không nên bỏ qua

Bệnh đái đường đã xuất hiện từ lâu và hàng triệu người trên thế giới phải khổ sở về nó. Triệu chứng và dạng biểu hiện có thể khác nhau, nhưng nét chung là lượng đường quá mức ở trong máu và bị thải ra ngoài theo nước tiểu.

Sở dĩ đường huyết tăng vì hoạt động của tụy tạng bị suy yếu, chất hoócmôn do tụy tạng sinh ra – gọi là insulin – không đủ để giữ trị số đường trong máu ở mức bình thường, đường huyết tăng và tháo đi nhiều theo nước tiểu. Do đó chức năng trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn, người bệnh có triệu chứng khát nước, đái rắt, luôn có cảm giác đói, rối loạn thị lực, nhiều rang sâu, ổ rang mưng mủ, ngứa sần, tình dục giảm sút, có cảm giác mệt mỏi, nữ kinh nguyệt không đều.

Hiện nay y học điều trị bằng tiêm insulin để bù vào sự thiếu hụt hoócmôn mà huyết tương không đủ sức sản xuất và uống thuốc hạ đường huyết. Nhưng nếu cứ ỷ lại vào những thứ thuốc đó thì suốt đời phải mà “bạn đường” với nó.

Yoga chữa bệnh đái đường bằng chế độ ăn uống phù hợp và luyện tập thường xuyên một số Asana. Trong thời kỳ đầu, nếu bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc thì họ có thể bắt đầu tập Yoga mà chưa ngừng dùng thuốc. Nhưng sau khi tập luyện khoảng ban tuần thì có thể giảm dần thuốc và cuối cùng thôi hẳn, không dùng thuốc nữa mà chỉ tập luyện.

 

I. Chế độ ăn uống

Điều quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường là tránh các thức ăn chiên rán, béo, có gia vị, có chất bột và đường. Trong thời gian khoảng bốn tháng, kể từ ngày bắt đầu tập Yoga, người mắc bệnh đái đường sẽ không dùng gạo, khoai, chuối, cam và những thứ hoa quả có tỷ lệ phần trăm đường cao.

Những người không ăn chay có thể them một lượng nhỏ cá, gạo, gan và trứng, nhưng phải tránh ăn thịt lợn, thịt gà trong một vài tháng.

Người bệnh đái đường tang trọng lượng, trong khi trọng lượng của họ cần giảm xuống ở mức bình thường. Nếu theo chế độ ăn uống hợp lý như đã mô tả ở chương 1 và tập luyện Yoga thì trọng lượng tang them của họ sẽ tự động giảm xuống.

Điều cần ghi nhớ là họ phải ăn tối ít nhất là hai giờ trước khi đi ngủ và luôn ăn it hơn 85% khả năng có thể ăn được.

 

II. Tập luyện Yoga: 10 tư thế Yoga chữa bệnh tiểu đường hiệu quả không nên bỏ qua

 1. SURYANAMASKA ASANA – CHÀO MẶT TRỜI 

Suryanamaska asana - Chào mặt trời
Suryanamaska asana - Chào mặt trời

Tư thế chuẩn bị:

Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai. Đầu và mình thẳng, hai tay để xuôi. Thở bình thường.

Cách thực hiện:

- Hít vào từ từ, mạnh và sâu, đồng thời đưa tay thẳng lên cao, lòng bàn tay hướng ra trước. Tiếp tục hít vào, đầu và tay ngửa ra sau.

- Thở ra từ từ, kéo dài đồng thời cúi xuống, hai đầu gối thẳng. Ở tư thế này nghỉ 5 – 6 giây rồi bắt đầu tập như trước. Tập 4 lần/ngày.

Suryanamaska Asana có tác dụng xoa bóp phần nội tạng nên rất tốt cho hoạt động của tuyến tụy.

 2. UTTANPADA ASANA 

Tư thế chuẩn bị:

Nằm ngửa trên sàn, nhìn thẳng lên trần, hai tay xuôi, bàn tay úp, chân duỗi thẳng, hai gót chân chạm vào nhau. Thở bình thường

Cách thực hiện:

- Hít vào chậm và sâu qua mũi, giữ nhi. thở bình thường.

- Duỗi căng hai bàn chân càng nhiều càng tốt.

- Nâng từ từ hai chân lên cao, cách sàn 25 - 30cm, đầu gối thẳng, giữ tư thế đó 6 - 8 giả, vẫn thở bình thường.

- Bắt đầu thở ra, đồng thời hạ từ từ hạ. chân xuống, khi chạm sàn là thở ra vừa hết.

Thở bình thường hai nhịp (6 -8 giây) rồi lại lặp lại quá trình trên.

Hàng ngày tập khoảng 4 lần và không quá 5 lần trong một ngày.

Tư thế Uttanpada asana - Yoga chữa bệnh
Hình 3: Uttanpada Asana

Tư thế Bhujanga Asana – Rắn hổ mang - Yoga chữa bệnh
Hình 4: Uttanpada Asana (giơ một chân)

Nếu bị đau ở chỗ nào đó khi cùng đưa cả hai trân lên thì hãy đưa từng chân lên. Sau 4 tuần như vậy có thể tập cả hai chân.

Uttanpada vận động tất cả cơ bụng, cả cơ ở bên trong lẫn bên ngoài nên chữa được những bệnh về tụy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu và có thể điều trị cả bệnh đau lưng.

 3. BHUJANGA ASANA - RẮN HỔ MANG 

Tư thế chuẩn bị:

Nằm sấp. Đầu đặt nghiêng trên một bên má. Hai bàn tay úp sấp đặt trên sàn, phía trước hai vai. Hai khuỷu tay co và khép chặt vào người. Hai chân duỗi thẳng. Thở bình thường.

Tư thế Bhujanga asana - rắn hổ mang - Yoga chữa bệnh
Hình 6: Bhujanga Asana

 

Cách thực hiện:

- Đầu tháng, hơi ngứa về phía sau

- Hít vào chậm và sâu, ưỡn đầu và ngực tối đa để phần thân trên rốn được nâng lên. Ở vị trí này bàn chân sẽ được duỗi căng hết mức, mũi bàn chân giữ chặt không nhắc khỏi sàn.

- Nhìn lên trần nhà và tiếp tục hít vào, Thời gian hít vào khoảng 6 - 8 giây.

- Bắt đầu thở ra và hạ đầu tựa má xuống sàn nhà.

- Toàn thân thả lỏng khoảng 6 giây.

- Rồi lập lại quá trình trên.

Mỗi ngày chỉ tập 4 lần như vậy.

Thế này vận động các cơ ở lưng, hông và cổ làm cho khí huyết các vùng ấy lưu thông. Ở tư thế này việc thở gặp trở ngại có tác dụng đẩy khí và huyết chạy đến nơi hiểm hóc nhất của gan, lá lách và phổi. Bhujanga Asana được gọi là một thế tốt nhất để chữa các bệnh về bụng. Ngoài ra nó còn làm cho cột sống mềm dẻo nên chữa được cả bệnh về cột sống và tang sự linh hoạt của ngực, vai, cổ, mặt và đầu. Do vậy làm tăng vẻ đẹp của mặt.

4. SHALABHA ASANA – CHÂU CHẤU 

Tư thế chuẩn bị:

Như thế Bhujanga.

Cách thực hiện:

- Hít vào chậm và sâu qua mũi và nín thở.

- Nâng nhẹ đầu và tỳ cằm lên trần nhà.

- Giữ và cố định chặt bàn tay và cánh tay.

- Tiếp dó giữ chặt cả hai chân và nâng lên càng nhanh càng cao càng tốt, giữ nguyên ở vị trí này 5 – 6 giây (hoặc ít hơn nếu không giữ lâu được).

Tư thế Shalabha Asana - Yoga chữa bệnh
Hình 7: Shalabha Asana

Tư thế Shalabha Asana (giơ từng chân) - Yoga chữa bệnh
Hình 8: Shalabha Asana (giơ từng chân)

- Thở ra từ từ. chậm, đồng thời buông hai bàn chân xuống sàn nhà, quay nghiêng đầu và đặt má xuống sàn nhà, toàn thân thư giãn.

- Nghỉ khoảng 5 giây và làm lại như trên.

Làm sau tư thế Bhujanga Asana và chỉ làm 4 lần/ ngày. Nếu nâng một lần cả hai chân khó khan thì nâng từng chân một (hình 8) trong vòng một vài tuần và làm 6 lần, mỗi chân 3 lần.

Sau một vài tuần hãy tập nâng cả hai chân cùng một lúc.

Shalabha Asana có thế chữa được nhũng bệnh đau ở bụng và làm dẻo cột sống, làm mắt tinh tường, làm nở nang và cường tráng toàn bộ vùng trên cơ thể.

 5. PASCHIMOTTAN ASANA 

Tư thế chuẩn bị:

Ngồi trên sàn, hai chân sát nhau và duỗi thẳng. giữ đầu, cổ và cột sống thẳng, đặt bàn tay xuống nhà ở hai bên hông

Tư thế Paschimottan Asana - Yoga chữa bệnh
Hình 9: Paschimottan Asana

Tư thế Paschimottan Asana - Yoga chữa  bệnh
Hình 10: Paschimottan Asana

Cách thực hiện:

- Nâng hai tay song song với hai chân.

- Đưa các ngón tay chạm vào mũi bàn chân (hình 9).

- Nếu bàn tay không thể chạm tới các ngón chân thì để xa cũng được, nhưng phải giữ thẳng hai chân, không nâng chân lên hoặc gặp gối.

- Tiếp đó cúi đầu xuống ở mức giữa hai cánh tay đồng thời thở ra hết.

- Đua thẳng cả hai cánh tay ra phía trước càng nhiều càng tốt (không co đầu gối), đặt hai long bàn tay lên hai mu bàn chân, bắt đầu hít vào. Giữ vị trí này 6 – 8 giây (hình 10), sau đó trở lại vị trí ban đầu.

- Thư giãn khoảng 5 giây và lại lập lại quá trình trên.

Tập luyện: khoảng 3 – 5 lần/ ngày.

Thế này có hiệu quả với hầu hết các bệnh về cột sống, thần kinh, các bệnh vùng bụng.

- Có hiệu quả đối với bệnh đái đường vì tác động đến tuyến tụy và được xem như một “insulin” bí mật.

 6.  ARDHAVAKRA ASANA – VẶN MÌNH 

Tư thế chuẩn bị:

Ngồi trên sàn nhà, hai chân duỗi thẳng, hai bàn chân để sát nhau. Chân phải co lại (điều này quan trọng vì co chân phải trước đùi ép vào đại tràng gây tăng nhu động ruột. chống được chứng táo bón), bàn chân phải vắt qua đầu gối trái, lòng bàn chân đặt trên sàn song song với chân trái.

Cánh tay trái dựa vào mặt ngoài chân phải, bàn tay tỳ trên xương ống chân trái, ngay cạnh bàn chân phải, nách trái ngang đầu gối phải, tay phải chống hông,

Ardhavakra asana - Vặn mình
Ardhavakra asana - Vặn mình

Cách thực hiện:

- Vặn mình bằng cách đưa mạnh tay phải ra sau lưng, bàn tay trái úp trên sàn. Vặn mình bắt đầu từ xương cụt, dần dần đến cột sống, đến gáy, đầu quay ra sau. Rồi trở lại vị trí ban đầu. Đổi chân, nghĩa là lần này co chân trái lại. Trong khi vặn mình cố gắng giữ đường ngang của hai vai song song với mặt đất.

Mỗi ngày tập 6 lần.

Ardhavakra Asana ảnh hưởng tốt đến vùng bụng và thắt lưng. Vì vậy, ngoài cơ quan tiêu hóa, tuyến tay, cột sống, khung chậu, thế này còn tác động đến các cơ quan sinh dục.

 7. MATSYENDRA ASANA 

Matsyendra Asana chỉ khác thế Ardhavakra ở chỗ:

- Chân trái không duỗi mà gập lại để gót chạm vùng giữa hậu môn và phần sinh dục ngoài, đầu gối chạm sàn.

- Tay phải không chống sàn mà quật lại ôm sau lưng, bàn tay chạm đùi trái.

Matsyendra asana
Matsyendra Asana

Chú ý: Trong suốt quá trình thực hiên động tác chỉ có lực cánh tay làm quay vai và cột sống, hông không di chuyển, lưng thẳng.

Vặn mình chậm và từ từ khi thở ra. Đầu quay sau cùng, cầm hất lên.

Làm 6 lần/ngày.

 8. SUPTAVAJRA ASANA 

Tư thế chuẩn bị:

Ngồi trên hai chân. Đặt lòng bàn tay trên sàn nhà ở hai bên mình, cột sống thẳng, mắt nhìn thẳng, thở bình thường.

Suptavajra Asana ( Tư thế chuẩn bị)
Suptavajra Asana ( Tư thế chuẩn bị)

Suptavajra Asana
Suptavajra Asana

Cách tiến hành:

­- Chuyển thành quỳ trên sàn, giữ trọng lượng thân thể trên hai đâu gối (cách nhau khoảng 10 cm). Để mắt cá ngoài, các ngón chân của hai bàn chân sát xuống sàn, các ngón chân chạm vào nhau, các ngón chân còn lại căng ra hai bên. Như vậy sẽ hình thành một đường tròn như miệng một cái chậu do ngón chân, bàn chân và gót chân tạo nên.

- Từ từ và thận trọng ngồi xuống “mặt chậu” tròn (hình thành bởi hai bàn chân). Giữ trục lưng và thân thẳng khi ngồi xuống. Nếu có khó khăn trong tư thế ngồi, không nên cố gắng quá mức. Kiên trì tập sẽ ngồi được thoải mái (hình 15).

- Đưa bàn tay phải và sau đó bàn tay trái ra sau mông phải và mông trái, tỳ trên sàn đỡ thân người lúc này cũng ngả về sau.

- Đưa tay lùi thêm ra xa, từ từ ngả thân về sau và nghiêng người về trái, đồng thời hạn dần khuỷu tay trái tỳ xuống sàn, cũng làm như vậy về phía phải.

Khi khuỷu tay phải đã tiếp cận sàn, chuyển dịch cả hai khuỷu tay về gần mông, từ từ đặt đầu rồi hai vai và toàn bộ lưng xuống sàn.

- Duỗi cả hai tay, bàn tay úp xuống sàn và sát vào thân (hình 16).

- Thở sâu và giữ nguyên vị trí này 6 – 8 giây.

- Trở lại tư thế ban đầu theo trình tự sau: Giữ hai mắt cá chân bằng hai tay, hai khuỷu tay tỳ lên sàn, chuyển dịch cả hai khuỷu tay về gần mông, từ từ đặt đầu rồi hai vai cà toàn bộ lưng xuống sàn.

- Duỗi cả hai tay, bàn tay úp xuống sàn và sát vào thân (hình 16).

- Thở sâu và giữ nguyên vị trí này 6 – 8 giây.

- Trở lại tư thế ban đầu theo trình tự sau:

Giữ hai mắt cá bằng hai tay, hai khuỷu tay tỳ lên sàn, đặt trọng lượng thân thể lên khuỷu tay và từ từ ngồi dậy, duỗi chân ra, trở lại tư thế chuẩn bị và nghỉ 6 – 8 giây, rồi lại tiếp tục quá trình như trước.

Mỗi ngày tập 3 – 4 lần. Không bao giờ làm quá 5 lần.

 9. DHANUR ASANA – CÁI CUNG 

Tư thế chuẩn bị:

Nằm sấp, hai tay duỗi ra ở hai been thân. Quan trọng là thả lỏng hoàn toàn các cơ lung tạo thành công cho thế này.

Nâng cằm lên, trong khi hai bàn tay cùng lúc nắm lấy phần cổ chân. Chú ý để vị trí của ngón tay cái không đối diện với các ngón khác.

Cách thực hiện:

- Chỉ dùng lực của hai chân để tiến hành động tác, hai tay thụ động dùng để nối liền hai vai và hai cổ chân.

- Muốn tiến hành động tác phải căng mạnh các cơ đùi và cơ bắp chân để kéo mạnh bàn chân ra sau và lên trên, làm cho hai vai nâng lên và lưng cong lại. Trong cả quá trình động tác, toàn thân buông lỏng, trừ hai chân và các ngón tay. Nếu cơ lưng mà căng thì động tác không thực hiện được.

- Cuối động tác, đầu gối phải được nâng cao hơn cằm, đúng hơn là phải ngang với đỉnh đầu; xương mu không chạm sàn, trọng lượng của thân thể nằm trên phần trung tiêu, nếu không hiệu quả của động tác sẽ kém, nội tạng không được xoa bóp mạnh.

Dhanur Asana (cái cung)
Dhanur Asana (cái cung)

Phần dao động của động tác

- Khi toàn thân đã ở vào vị trí cuối thì bắt đầu giao động đu đưa hướng trước – sau như cưỡi ngựa gỗ, trước nhẹ, sau mạnh dần lên. Lần lượt là ngực rồi đến bụng và kết thúc là đùi chạm sàn.

- Có thế làm từ 4 đến 12 giao động, tùy theo sức mỗi người. Khi giao động có ba cách thở:

- Hít vào khi ngẩng đầu lên, thở ra khi cúi đầu lên, thở ra cúi đầu xuống.

- Thở theo nhịp bình thường.

- Giữ hơi thở về vị trí ban đầu. Nghỉ và thư giãn trước khi chuyển sang động tác khác

- Thế cái cung, ngoài tác động tới nội tiết và tiêu hóa còn ảnh hưởng tốt tới nhiều bộ phận trong cơ thể như chống còng lưng, làm mạnh các cơ đùi, cơ bụng, tác động mạnh đến vùng rối mặt trời nên chống được chứng béo phì vì làm tan dần lớp mỡ ở bụng.

 10. SHAVA ASANA – THƯ GIÃN 

Tư thế chuẩn bị:

Nằm ngửa, không gối đầu. Mình, chân và tay thẳng, các cơ bắp đều buông lỏng. Thở bình thường, nhắm mắt.

Cách thực hiện:

- Nhắm mắt 2 giây, mở mắt 2 giây. Nhắm mà mở như vậy 3 – 4 lần.

- Mở mắt và nhìn lên rồi nhìn xuống, nhìn thẳng, nhìn sang trái, sang phải rồi nhìn thẳng. Lặp lại 2 – 3 lần.

- Há miệng gập lưỡi cho cong lên ngậm miệng lại. Giữ vậy khoảng 10 giây. Mở mồm ra, đưa lưỡi về vị trí bình thường rồi ngậm mồm lại, Lặp lại quá trình này 2 – 3 lần.

Vừa nhắm mắt vừa đưa cằm hướng về mũi bàn chân. Nhẩm trong óc là đã nhìn thấy mũi bàn chân đã được thả lỏng. Sau đó thư giãn chuyển dần lên khắp toàn thân: đầu gối, đùi, thắt lưng, cột sống, lưng, vai, cổ, cánh tay, long bàn tay, ngón tay. Lúc này thân chừng lỏng. Toàn thân thu giãn hoàn toàn.

Tư thế shava asana - Yoga chữa bệnh
 Shava Asana - Thư giãn

 

Thư giãn tinh thần

Tưởng tượng một phong cảnh đẹp mà mình thường ngắm. Tưởng tượng mình đang ở đó, đang nằm và thở ở đấy. Tập trung tư tưởng vào nó, gắn mình với môi trường tưởng tượng đó.

Thở sâu và chậm. Khi hít vào dạ dày được nâng lên, khi thở ra nó được nâng lên, khi thở ra nó được hạ xuống. Làm khoảng 10 – 12 lần như vậy.

Thở sâu như vậy đến khi có cảm giác mình sắp ngủ thì thư giãn hoàn toàn. Giữ trạng thái này khoảng 5 – 10 phút.

Sau đó mở mắt ra, căng mình ngồi dậy.

Shava Asana được làm sau khi tập luyện các thế khác, thời gian làm Shava Asana từ 10 – 15 phút mỗi ngày.

Trong những trường hợp tăng huyết áp, yếu tim thì Shava Asana được làm trọng thời gian lâu hơn mà không phải tập luyện bất kỳ một Asana nào khác.

Shava Asana có hiệu quả tốt cho mọi người bệnh cũng như bất kỳ người nào tập Yoga.

Hiệu quả tức thời là làm thư giãn tất cả cơ bắp, thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể, nên các bộ phận của cơ thể được phục hồi.

Đối với những người bị mất ngủ, huyết áp cao hoặc thấp, đau dạ dày, có bệnh phổi và tim, thần kinh suy nhược thì Shava Asana là một thế đáng để ý, đem lại sự tin tưởng ngay cho người tập.

Những ai có cảm giác thiếu năng lượng, mệt mỏi, thiếu sinh lực thì sẽ tìm thấy ở Shava Asana sự mạnh khỏe và nhuệ khí.

 

Nguồn: Yoga chữa bệnh

 

Đọc thêm:

Yoga chữa bệnh - Những yếu tố cơ bản bạn cần biết

7 tư thế Yoga chữa bệnh đau bụng - Yoga chữa bệnh

Chữa hen suyễn với 10 bài tập Yoga, đơn giản mà hiệu quả - Hương Anh Yoga

Dịch vụ tại Hương Anh Yoga:

Đào taọ giáo viên Yoga cấp bằng quốc tế 500h

Đào taọ giáo viên Yoga cấp bằng quốc tế 200h

Khóa đào tạo Yoga trị liệu 70h tại Hương Anh Yoga

Khóa học Yoga cho người mới

Chương trình học online tại nhà

Thẻ Yoga dành cho hội viên mới



-->
sdt